Monday, May 14, 2012

“Người Hy Lạp bị người La Mã chinh phục, những người bị chinh phục ấy lại chinh phục trở lại kẻ đi chinh phục mình.” (Nhà thơ La Mã Hôratiut)

Khi nhắc đến Hy Lạp và La Mã người ta lại liên tưởng đến thế giới của các vị thần bởi nơi đây là quê hương của các vị thần nổi tiếng trong trong tín ngưỡng của người Hy Lạp và La Mã. Đây là hai đất nước mà có sự ảnh hưởng lẫn nhau trong lịch sử phát triển của mình điều đó đã tạo ra sự đặc biệt trong những thành tựu văn minh của hai đất nước này nói riêng và thành tựu của văn minh nhân loại nói chung. Nhà thơ La Mã Hôratiut đã từng nói: “Người Hy Lạp lại bị người La Mã chinh phục, những người bị chinh phục ấy lại chinh phục trở lại kẻ đi chinh phục mình. Văn học nghệ thuật Hy Lạp tràn sang đất Latinh hoang dã...”
Trong lịch sử Hy Lạp được thành lập trước khi đế chế La Mã, cho đến khi đế chế La Mã ra đời và trở lên lớn mạnh và tiến hàng chinh phạt các vùng xung quanh mình trong đó có Hy Lạp. Năm 146 TCN, Hy Lạp  bị nhập vào đế quốc La Mã. Tuy nhiên sự chinh phục ấy của người La Mã với Hy Lạp chỉ là sự xâm chiếm và thôn tính về mặt quân sự, điều đặc biệt là người Hy Lạp lại là những người chinh phục lại kể xâm lược của mình bằng chính văn hóa của mình tạo ra. Điều đó có thể thấy rằng văn hóa của người Hy Lạp có sức hút mạnh mẽ và có thành tựu rực rỡ. Chính những thành tựu ấy đã ảnh hưởng đến các nền văn hóa lân cận và cả khi người La Mã tiến hành chinh phạt vùng đất của người Hy Lạp thì chính họ lại ảnh hưởng và tiếp thu văn hóa của người Hy Lạp. Sau khi các quốc gia khác cũng bị thôn tính bởi La Mã thì các nước này bước vào giai đoạn “Hy Lạp hóa” hay còn gọi là thời kỳ “Hy Lạp hóa”. Vào giai đoạn này thì sự ảnh hưởng của văn minh Hy Lạp đối với các nước trong đó có La Mã càng trở lên mạnh mẽ hơn. Chính điều này tạo cho hai nền văn minh này có nhiều nét chung thường được gọi là nền văn minh Hy-La. Nền văn minh Hy-La phát triển rất toàn diện và mỗi mặt đều có những thành tựu rực rỡ, quan trọng nhất là các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, sử học, khoa học tự nhiên, triết học,..
Văn học của Hy Lạp và sự ảnh hưởng của văn học Hy Lạp tới văn học La Mã. Nền văn học Hy Lạp bao gồm ba bộ phận chủ yếu và có liên quan chặt chẽ với nhau là thần thoại thơ và kịch.
Thần thoại: Thần thoại Hy Lạp, ngay từ trong giai đoạn từ thế kỷ VIII-VII TCN, nhân dân đã sáng tạo ra một kho tàng thần thoại rất phong phú, bao gồm những chuyện về khai thiên lập địa, về các thần trong lĩnh vực đời sông xã hội, về các anh hùng dũng sĩ. Đến thế kỷ thứ VIII TCN, cùng với sự phát triển của các giâ đình phụ quyền các thần được xắp xếp thành một hệ thống tôn ty trật tự. Theo tác phẩm gia phả các vị thần của Hê đi ốt, nhà thời Hy Lạp sống vào thế kỷ thứ VIII TCN thì đầu tiên chỉ có Ca ốt là 1 khối hỗn mang mờ mịt, rồi Ca ốt sinh ra thần đất Gaia, sinh ra thần ái tình Erốt, Gaia sinh ra Uranut tức là trời được nhân cách hóa. Uranut lại lấy Gaia làm vợ, sinh được 12 thần gồm 6 nam và 6 nữ, gọi chung là thần tộc Titanut. Trong số các thần ấy có Croonut đã lấy Reea rồi sinh ra các vị thần trong đó có người con út là Thần Dớt, chính Dớt đã lật đổ cha của mình để trở thành chúa tể của các vị thần. Thần Dớt có nhiều vợ như Heerra, Đê Mê Tê và sinh được nhiều con như Ateena, Apolo, Aphrodit,..Một trong những người anh em con chú, con bác của thần Dớt là thần Promete đã dùng đất xét lặn thành người rồi trộm lửa ở lò rèn của thần thợ rèn Hephaixtot đem đến cho loài người. Do vật Dớt sai Heephaixtot xiềng Promete ở núi Cô Ca Dơ và cho một con Diều hâu mổ lá gan của chàng. Về sau Promete được thần Heerraclet, con của thần Dớt giải thoát. Do công lao đó, trong thần thoại Hy Lạp, Promete được coi là kẻ sáng tạo ra nền văn minh nhân loại.
Bên cạnh hệ thống các thần đó, người Hy Lạp còn sáng tạo ra các vị thần bảo hộ các ngành nghề và lxinh vực khác trong đời sống. Ví dụ:
+ Đê mê tê là hóa thân của đất và là nữ thần của nghề nông.
+ Đi ô ni xốt là thần của nghề trồng nho và nghề làm rượu nho
+ Apoolo là thần ánh sang và nghệ thuật.
+ Ơ téc pô là thần âm nhạc
+ Tali là thần hài kịch
+ Cli ô là thần lịch sử. v..v
Như vậy thàn thoại Hy Lạp phản ánh nguyện vọng của nhân dân trong việc giải thích và đấu tranh với tự nhiên, đồng thời phản ánh cuộc sống lao động và hoạt động xã hội. Do được tạo nên từ thực tế cuộc sống, các thần Hy Lạp không phải là những lực lượng xa vời, có quyền uy tuyệt đối và đáng sợ như các thần ở Phương Đông mà là những hình tượng rất gần gũi với con người. Thần thoại Hy Lạp cổ đại còn có tình cảm yêu ghét vui buồn thậm chí còn có nhưng ưu khuyết điểm nhưng có khi thì rộng lượng, khi thì hẹp  hòi khi thì đa tình ghen tuông….
Thần Thoại La Mã: Người La Mã hầu như tiếp thu hoàn toàn kho tàng thần thoại và hệ thống các thần của Hy Lạp. Chỉ có một điều khác là người La Mã đặt lại cho các vị thần đó. Ví dụ:
+ Thần Dớt của Hy Lạp thành thần Giupite của La Mã
+ Thần Heerra, vợ thần Dớt thành thàn Giun ông vợ của Giupite
+ Thàn Đê Mê tê, thần nông của HL trở thành thần Xê rét, thần ngũ cốc, thần bảo vệ mùa màng của LM.
+ Thần Aphroodit, thần sắc đẹp và tính yêu của HL thành thần Veenus của LM.
+ Thần Pô Đê đông, thần biển của Hy Lạp thành thần Nép tun của La Mã.
+ Thần Héc Méc, thần buôn bán của Hy Lạp thành thần Mescquya của La Mã.
+ Thần Heerraclet của Hy Lạp, biểu tượng sức mạnh ủa thần Hescquyn của La Mã,…
Thơ: Hô me với Iliat và Ôđi xê: Nói về thơ ca của HL cổ đại trước hết phải nói đến hai tập sử thi nổi tiếng: Iliat và Ô đi Xê.  Tương truyền rằng tác giả hai tac phẩm này là Hô me, một nhà thơ mù sinh ra ở thành phố thuộc Tiểu Á vào khoảng giữa thế kỷ IX TCN. Tuy nhiên các vấn đề như tác giả, quê hương, của tác giả, thời gian sáng tác thơ,.. đều chưa xác định. Chính vì thế ngày từ thời cổ đại, ở HL đã có 7 thành phố tranh nhau là quê hương của Hô me.
Đề tài Iliat và Ô đi xê đều khai thác từ cuộc chiến tranh  giữa các quốc gia ở HL với thành Tơ Roa ở Tiểu Á. Iliat dài 15638 câu, chủ yếu là miêu tả trong giai đoạn gay go nhất là năm thứ 10 của cuộc chiến tranh ở Thanh Tơ roa. Tập Ô đi xê dài 12110 câu miêu tả cảnh trở về của quân Hy Lạp. Sau chiến thắng quân Tơ Roa, vua Ôđi xê phải trải qua 10 năm gian nan nguy hiểm mới về được quê hương của mình là các đảo Itác và được gặp lại người vợ chung thủy đã một lòng chờ đợi suốt 20 năm là Pê nê lốp.
Hai tập Iliat và Ô đi xê không những là hai tác phẩm quan trọng trong kho tàng văn học thế giới mà còn là những tác phẩm có giá trị về lịch sử. Chính những tài liệu chứa đựng trong hai tập thơ lớn này đã giúp các nhà sử học khôi phục một thời lịch sử gọi là thời kỳ Hô mê.
Các nhà thơ HL khác như Hê đi ốt với các tập thơ gia phả các vị thần, Lao động và ngày tháng. Đến thế kỷ VII, VI TCN thơ trữ tình bắt đầu xuất hiện, các thi sĩ tiêu biểu là Pa rốt, Ác si lô cút, Xô lông, Tê oonit, Xa phô, Panh đa, Anacreong…Đến nữ sĩ Xapho, thơ chữ tình HL đạt đến điêu luyện, Xapho được gọi là “nàng thơ thứ mười” của thơ ca HL sau chính nàng thơ trong thần thoại vì thơ của bà uyển chuyển lại có cốt cách phong nhã thanh tao và thường đượm vẻ buồn vì phần lớn đề tài có tính chất thương cảm. Anac rê ông cũng là một nhà thơ chữ tình lớn. Thơ của ông chủ yếu ca ngợi sắc đẹp, tình yêu và hoan lạc, tuy nhiên ông rất ghét tiền tài, vì theo ông đó là lực lượng phá hoại hài hòa của cuộc sống. Nhà thơ cuối cùng là Panh đa (522-422 TCN) ông là đại biểu của văn học quý tộc. Thơ ông chủ yếu ca ngợi đời sống hào phóng xa hoa của giới quý tộc, tán dương những kẻ thắng cuộc trong đại hội điền kinh Ô lem pích.
Thơ chữ tình của HL có ảnh hưởng lớn đến thơ ca của Phương Tây sau này về phong cách sáng tạo cũng như về hình thức và đặt cơ sở cho một hình thức văn nghệ mới ở HL là kịch. Ngoài thơ chữ tình HL còn có các nhà thơ sáng tác về chủ đề chính trị, trong đó, bài Hành khúc của Tiếc tê ca ngợi sự anh dũng của người Xpác được coi là mẫu mực của loại thơ ca chiến đấu.
Văn học La Mã: Người LM vốn từ sớm đã chịu ảnh hưởng của văn hóa HL. Đặc biệt sau khi đánh chiếm thành phố Taren tơ của HL ở trên bán đảo đó vào năm 272 TCN, LM bắt đầu tiếp xúc với văn học HL, do đó chịu ảnh hưởng của văn học HL.
Văn học LM cũng bao gồm nhiều loại sử thi, thơ chữ tình, thơ trào phúng, văn xuôi, kịch. Thời cộng hòa, LM có nhiều thi sĩ và nhà soạn kịch, ví dụ: An đrô ni cút đã dịch Ô đi xê ra tiếng La tinh, Nơ viut viêt sử thi cuộc chiến tranh ở Punich, Ca tu lút đã sáng tác nhiều bài thơ chữ tình. Thời kỳ phát triển nhất của thơ LM là thời kỳ thống trị  của Ôc tavianust. Để phục vụ cho chế độ chính trị của Ôc ta vi nút, nhóm tao đàn Mê xen được thành lập. Mê xen là một người thân cận của Ốc.. là mạnh thường quân của LM đứng ra bảo trợ cho các thi nhân văn sĩ. Trong nhóm này có nhà thơ nổi tiếng như Viếc gi li út, Hô ra ti út, Ô vi đi út. Đây là ba nhà thơ có những tác phẩm lớn và giá trị cho văn học LM.
Kịch: Nghê thuật kịch HL bắt nguồn từ các hình thức ca múa hóa trang trong các ngày lễ hội, nhất là lễ hội thần Rượu nho Đi ô NI xốt. Trong những lễ hội này, người ra múa hát hóa trang, khoác da cừu, đeo mặt lạ dieexn lại các sự tích thần thoại. Lúc đầu chỉ có những đồng ca hát sau thêm diễn viên hát đế, như vậy bắt đầu có hồi đáo. Cơ sở của Kịch bắt đầu xuất hiện. HL có hai loại bi kịch và hài kịch với các tác giả tiêu biểu như: Etsin, Xowphoclo, Oripit,..Ở LM các nhà thơ An đrơ ni cút, Nơ vi út, Plan tút, Tê re xi út cũng là những nhà soạn bi kịch khác và hài kịch, năm 240 TCN, Ở LM bắt đầu diễn kịch. An đrơ ni cút là người đầu tiên được giao nhiệm vụ chuẩn bị các kịch bản cho các buaooru biển diễn ấy. Từ đó, các nhà soạn kịch LM thường dịch bi kịch và hài kiijch HL, đồng thời phỏng theo kịch HL để soạn những vở kịch lịch sử của LM hoặc cải biến các vỏ ư kịch HL thành các vở kịch LM.
Sử học: Sử học HL trước kia người ta được biết lịch sử xa xa của HL là chủ yếu  nhờ truyền thuyết và sử thi. Đến TK V TCN, HL mới chính thức có lịch sử thành văn. Những nhà lịch sử nổi tiếng của HL gồm cosL Hê rô đốt, Tu xi đít, Xê nô Phôn.
Sử học LM từ khoảng giữa thế kỷ V TCN, ở LM có những tài liệu tương tự như lịch sủ biên niên gọi là Niên đại ký (Annales). Nhưng nền sử học thực sự của LM đến cuối TK III TCN mới xuất hiện mà người được coi là nhà sử học đầu tiên của LM là nhà soạn kijhc Nơ vi út. Ông đã tham ra cuộc chiến tranh Punich lần thứ nhất, nhờ đó ông đã viết sử thi Cuộc chiến tranh Punich, nhưng tác phẩm này chỉ còn một số đoạn mà thôi. Các nhà sử học tiêu biểu của LM sau này có: Phabi út, Pô li bi út, Ti tút Li vi út, Ta xi tút, E. Pu tác,..
Nghệ thuật: Nghệ thuật HL và LM bao gồm ba mặt chủ yếu là Kiến trúc, hội họa, điêu khắc. Chính người HL cũng học tập Người ai cập và người Cret nhưng do những điều kiện chi phối nghệ thuật HL khắc phục được tính tượng chưng, chủ nghĩa, công thưc, với tư tưởng chủ nghĩa hiện thực và đã đạt được những thành tựu vô cùng rực rỡ.
- Kiến trúc: Trong các thành bang của HL, Aten là nơi có nhiều những công trình kiến trúc tiêu biểu như đền miếu, rạp hát, sân vận động,..
Trong các công trình ấy tiêu biểu có đền Pác tê ông, đền thàn Dớt Ô lem pi. Dựa trên cơ sở những thành tựu của người HL người LM lại tạo cho kiến trúc của họ lại càng rực rỡ hơn, người LM có nhiều sang tạo. Trong số kiến trúc nổi tiếng của người LM có đền Păng tê nông, các khải hoàn môn, các nhà hát.
- Về điêu khắc: Nghê thuật điêu khắc HL đến thê skyr V TCN có nhiều kiệt tác với những tên tuối nghê sĩ tài năng như Mi ông, Phi đi át, Pliclet với các tác phẩm như lực sĩ ném đĩa, các pho tượng thần ,….Nghê thuật LM cung dựa trên cùng một phong cách nghệ thuật với HL. Chủ yếu thể hiện ở hai mặt, tượng và phù điêu.
- Về hội họa: Nghê thuật hội họa HL và LM rất đẹp tuy nhiên những tác phẩm này được truyền bá đến ngày nay ít. Những họa sỹ tiêu biểu của HL là Pô li hốt, Apô lô đo. Các tác phẩm hội họa của LM còn được giữ là các bức bích họa, trên đó vé phong cảnh, các công trình,..
- Về khoa học tự nhiên: HL có nhiều cống hiến quan trọng về các mặt toán học, thiên văn học, vật lý học, y học,…. Những thành tựu ấy găn liền với tên tuổi nhiều nhà toán học nổi tiếng như Ta lét, Ơ clits, Ási mét, A risrt xtac, Ê ra tooxxten,..
Triết học: HL và LM là quê hương của nền triết học Phương Tây. Trên cơ sở chế độ chiến hữu nô lệ , đại diện tiêu biểu cho các khuynh hướng chính trị khác nhau, quan điểm của các nhà triết học Hy-La rất đa dạng, nhưng chung quy cũng bao gồm ahai phái chính là triết học duy vật và triết học duy tâm.
-       Triết học duy vật có: A. Ta lét, B. A naximandre, Anaximene, Herracrit, Em pê đô clo
-       Triết học duy tâm gồm có: Protagorat, Goocgiat, Soscrate, Platong, Aritot,..

Như vậy với những thành tựu rực rỡ mà người HL đã có được thì người LM sau khi xâm chiếm được toàn bộ HL họ đã thừa hưởng hay chính là bị những thành tựu của văn hóa HL chinh phục lại, người LM có tiếp thu phát triển văn hóa của họ từ chính văn hóa của người HL. Trong lịch sử văn minh loài người đã xuất hiện một nền văn minh tương đông nhau đó là văn minh Hy – La.

2 comments: