Monday, May 28, 2012

Vì sao nói :“Cái gì không thấy được trong Mahabharata thì cũng không thể nào thấy được ở Ấn Độ” ( Ngạn ngữ cổ Ấn Độ).

Ấn Độ là một trong những các nôi lớn của văn minh nhân loại, nơi đây là nơi mà đã có sự bắt đầu sớm nhất của các giá trị tinh thần vượt thời gian, các công trình kiến trúc vĩ đại chưa từng xuất hiện trong lịch sử loài người. Những thành tựu lớn của văn minh Ấn Độ càng có tầm quan trọng với chúng ta ngày nay vì đây là cơ sở để nghiên cứu những giá trị cốt lõi của cuộc sống xã hội con người xưa trong lịch sử, tìm ra những yếu tố khiến con người có những khả năng đặc biệt và mạnh mẽ để xây dựng hay tạo ra các giá trị tinh thần, giá trị vật chất vĩnh hằng với thời gian. Văn học Ấn Độ là một trong những chứng cứ quan trọng, là cơ sở và là bộ sách toàn thư mở để chúng ta tìm hiểu đầy đủ nhất về xã hội và con người ở Ấn Độ thời cổ đại, “Cái gì không thấy được trong Mahabharata thì không thể nào thấy được ở Ấn Độ”.
Văn học Ấn Độ nói chung được công nhận là một trong những nền văn học cổ nhất thế giới. Ấn Độ đã có 22 ngôn ngữ được công nhận chính thức, và nhiều nền văn học khác nhau đã được viết bằng nhiều thứ tiếng trong quá khứ.
Trong văn học Ấn Độ, các hình thức truyền khẩu và viết đều quan trọng. Truyền thống văn chương Hindu chi phối một phần lớn của văn hóa Ấn Độ. Ngoài Vedas (Vệ-đà) là một dạng kiến thức linh thiêng, còn có các tác phẩm khác như sử thi Ramayana và Mahabharata, các luận thyết như Vaastu Shastratrong kiến trúc và quy hoạch đô thị, và Arthashastra trong khoa học chính trị. Kịch Hindu mộ đạo, thơ và ca đã lan ra khắp tiểu lục địa. Trong số các tác phẩm trứ danh nhất của Kalidasa (tác giả của vở kịch Sanskrit nổi danh Recognition of Shakuntala) và Tulsidas (người đã viết một sử thi Hindi dựa trên Ramayana, có tên gọi là Raamcharitmaanas). Thơ tiếng Tamil của thơ ca Sangam có niên đại từ thế kỷ 1 trước Công nguyên cũng rất nổi tiếng. Các truyền thống văn chương Hồi giáo cũng chi phối một phần lớn của văn hóa Ấn Độ. Trong thời kỳ Trung cổ, một thời kỳ mà Ấn Độ chủ yếu dưới sự cai trị của Hồi giáo, văn học Hồi giáo Ấn Độ đã phát triển phồn thịnh, nổi bật nhất là thơ ca Ba Tư và Urdu. Trong văn học đương đại Ấn Độ, nhà thơ Bengal Rabindranath Tagore đã trở thành người đầu tiên đọat giải Nobel của Ấn Độ. Cho đến nay, giải thưởng danh dự nhất của văn chương Ấn Độ, giải thưởng Jnanpith, đã được bảy lần ban cho các nhà văn viết bằng ngôn ngữ Kannada, cao hơn bất kỳ văn học viết bằng thứ tiếng nào khác ở Ấn Độ.
Đánh chú ý hơn cả là hai tác phẩm sử thi nổi tiếng đó là Ramayana và Mahabharata, đặc biệt là Mahabharata. Đã từng có câu ngạn ngữ nổi tiếng của Ấn Độ: “Cái gì không thấy được trong Mahabharata thì không thể nào thấy được ở Ấn Độ”. Mahabharata là một tác phẩm vĩ đại, có thể coi là một bộ toàn thư về đời sống văn hóa, chính trị và xã hội Ấn độ thời xưa. Tác phẩm ấy kết hợp tất cả những tín ngưỡng, truyện tích và tập tục cổ truyền của toàn thể dân tộc Ấn độ suốt từ chân núi Hi-Mã cho tới vịnh Bengale. Nội dung phong phú ấy đã được xác nhận trong một câu tục ngữ Ấn: “Cái gì không thấy ở trong Mahabharata thì cũng không thể thấy ở Ấn độ”. Khuynh hướng và khả năng kết hợp của Mahabharata chứng tỏ được sự thống nhất về tinh thần của một dân tộc rất phức tạp về thành phần cấu tạo ở trên một lãnh thổ rất sai biệt về hoàn cảnh địa lý.
Tác giả Mahabharata theo truyền thuyết là đạo sĩ Vyasa. Nguyên bản của tác phẩm trong giai đoạn đầu gồm có 24.000 câu thơ đôi (sloka), và sau tăng lên 6.000.000. Hiện giờ chỉ sưu tầm được 110.000 sloka, chiếm 220.000 dòng, tức là dài bằng bảy lần tổng số câu thơ trong cả hai tác phẩm Odyssée và Iliade của Homère hợp lại.
Thời gian tác phẩm xuất hiện tuy chưa thể xác định được nhưng có nhiều bằng chứng khiến các học giả tin rằng anh hùng ca Mahabharata được biên soạn khoảng thế kỷ thứ V trước C.N rồi được liên tiếp tăng bổ và sửa đổi cho mãi đến thế kỷ thứ V sau C.N mới chấm dứt.
Nội dung chính của tác phẩm: Ở thành phố Haxtinapua có một dòng họ vua chúa gọi là Curu vốn là con cháu của vua Bharata. Dòng họ này co hai anh em là Đritaratora và Pandu. Vì người anh bị mù nên người anh Pandu được làm vua. Đritaratora có 100 người con trai, gọi chung là anh em Curu, còn Pandu 5 con trai gọi chung là anh em Pandu
     Sau khi Pandu chết, anh em nhà Pandu và anh em nhà Curu chia đôi vương quốc. Nhưng vì muốn chiếm toàn bộ vương quốc, anh em nhà Curu đã thách thức anh em nhà Pandu đánh bạc. Nhờ gian lận, anh em Nhà Curu thăng liên tiếp. Bị mất hết mọi của cải, anh em nhà Pandu đặt phần đất nước của mình vào canh bạc nhưng cũng bị thua nốt. Theo lời giao hẹn, anh em nhà Pandu bị trục xuất và phải trốn tránh trong 13 năm, không được để anh em phía nhà Curu phát hiện
     Hết kỳ hạn, anh em nhà Pandu trở về yêu cầu anh em nhà Curu trả lại phần đất đai cho họ nhưng bị từ chối, do đó 1 cuộc chiến tranh khốc liệt giữa hai bên đã bùng nổ. Sau 18 ngày đánh nhau dữ dội, hành trăm triệu người đã bị tử trận, phe của Curu chỉ có 3 ngườ sống xót, cả 100 anh em Curu đều chết. Phe Pandu thắng lợi nhưng cũng chỉ còn lại 6 người, trong đó có 5 anh em nhà Pandu.
a, Gía trị nội dung:
Bộ sử thi đã đề cao lý tưởng và đạo đức của thời đại. Lý tưởng và đạo đức đã đúc kết trong giáo lý Bhaganat Gita, nhiều người cho rằng Bhaganat Gita là hạt nhân giáo lý của sử thi.
Sử thi mang những ý nghĩa thuần túy, mang những giá trị của chủ nghĩa nhân sinh và lý tưởng sống của con người.
Xây dựng một xã hội bình yên, xóa đi mọi thù hận, lòng tham lam và ích kỷ của mình.
b, Gía trị nghệ thuật:
Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
Yudhi đức độ sáng suất bình tĩnh,
 Acgiuna dũng cảm, kiên hùng,
Bhima xông xáo sôi nổi quyết giữ lời thề cho đến chết,
Kacna hùng dũng và kiều căng. Karisna tài chí siêu việt,..
Drita tuy mù những vẫn nhưng vẫn oai nghiêm trong cốt cách của ông vua gian hùng và xỏa quyệt.
+ Nghệ thuật xây dựng tình huống:
+ Đọc sử thi Mahabharata người đọc càng bị lôi cuốn vào quang cảnh chiến tranh tràn đầy hòa khí sôi động, cảm xúc càng tăng khi các tướng lĩnh tài giỏi lầm lượt gục ngã.
+ Ấn Độ là nước luôn tôn vinh tình yêu và niềm hoan lạc vô biên. Trong tác phẩm, tình yêu được thể hiện trong mối quan hệ của nàng Draupadi với 5 anh em nhà Panda với những gắn bó khác nhau.
c, Ảnh hưởng của sử Thi Mahabharata tới xã hội
Bộ sử thi đã tác động rất lớn đến đời sống tinh thần và tập tục của người dân Ấn Độ.
Mahabharata có sự ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới đặc biệt ở Đông Nam Á. Rất nhiều cốt chuyện ở được phóng tác tử sử thi này ở các nước ĐNÁ.
Ở Campuchia, Mahabharata đã xuất hiện khá sớm bằng hình của các phù điêu trên đền Ăngco và các đền khác.
Như vậy, Mahbharata là sử thi lớn nhất của Ấn Độ và thế giới, nó được ví như bộ bách khoa toàn thư ghi lại toàn bộ đời sống, văn hóa, xã hội. Thông qua đó chúng ta cũng thấy được người dân Ấn Độ đề cao tính nhân sinh sự chính nghĩa và các giá trị của cuộc sống.
Nó trở thành một báu vật quý giá trong kho tàng văn học của Ấn Độ, là cảm hứng sáng tạo cho hội họa, điêu khắc, thơ ca, điện ảnh,..Không chỉ vậy mà nó còn ảnh hưởng ra thế giới./.

No comments:

Post a Comment