Phục Hưng là một phong trào văn hóa
trải dài thế kỷ 14 đến thế kỷ 17, khởi đầu tại Florence (Ý) vào hậu kỳ Trung Cổ và
sau đó lan rộng ra phần còn lại của châu Âu.
Thuật ngữ này cũng được dùng một cách không rõ ràng để chỉ thời kỳ lịch sử, mặc
dù những thay đổi của Phục Hưng không đồng đều ở khắp châu Âu. Thời kỳ Phục
Hưng được gọi như thế vì đặc tính cơ bản của thời kỳ này là sự hồi sinh của
tinh thần thời kỳ Cổ đại. Chủ nghĩa Nhân văn chính
là phong trào tinh thần cơ bản của thời kỳ này. Việc hồi sinh thể hiện ở chỗ
nhiều yếu tố của tư tưởng thời kỳ Cổ đại được tái khám phá và sống lại (văn học,
tượng đài kỷ niệm, tác phẩm điêu khắc, triết học,...).
Văn học nghệ thuật là một nội dung lớn trong thời kỳ phục hưng và khi nói về
các tác phẩm văn học của thời đại văn hóa phục Hưng, Protogorat – một nhà nhân
văn chủ nghĩa thời đó đã viết: “ Con người là gương mẫu và kích thước đolường vạn vật..”
Hoàn cảnh ra đời của thời kỳ văn hóa Phục
Hưng. Những nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của thời kỳ văn hóa Phục Hưng là bắt
nguồn từ sự ra đời của quan hệ chủ nghĩa tư bản, sự phát triển mạnh mẽ của kinh
trên nền móng giai cấp phong kiến đang trên đà xụp đổ. Những trói buộc về tình
cảm và tự do cá nhân thông qua những giáo lý khắt khe và luật pháp hà khắc của
chế độ phong kiến đã cản trở sự phát triể của giai cấp tư sản. Phong trào văn hóa
phục Hưng ra đời trong thời gian mà khoa học có nhiều những thành tựu quan
trọng, các phát minh như nấu thép, nghề in, các kiến thức về thiên văn và địa
lý đã đảo lộn quan niệm phản khoa học của chế độ phong kiến. Phong trào Văn hóa
Phục Hưng diễn ra đầu tiên ở Ý vì có quan hệ tư bẩn xuất hiện sớm sau đó đến
các nước Tây Âu và Trung Âu khác như Anh, Pháp, Tây…Phong trào phục hưng có
điều kiện phát triển rộng rãi.
Nội dung của phong trào văn hóa Phục Hưng
xoay quanh về con người, đề con cao người. Phong trào văn hóa phục hưng chủ yếu
là chống lại giáo hội và giai cấp phong kiến. Họ lên án đã kích châm biếm sự
tàn bạo và dốt nát, giả nhân giả nghĩa của các giáo sĩ và bọn quý tộc phong
kiến. Họ phủ nhận quan niệm của giáo hội cho rawfng thượng đế là Trung tâm,
những trò bịp bợm xấu xa của giáo hội và giáo hoàng trở thành tiêu điểm của sự
châm biếm và chế nhạo.
Nếu như giáo hội chỉ chú trọng đến cuộc sống
thần linh vè thế giới bên kia, xem nhẹ con người, thuyên truyền cho lối sống
khổ hạnh, bóp chết tình cảm và tư tưởng và lí trí của con người thì ngược lại
các nhà nhân văn chủ nghĩa thời Phục Hưng đề cao con người, cho con người là
“vàng ngọc của vũ trụ”, là kiểu mẫu của muôn loài. Bên cạnh việc tán dương vẻ
đẹp và đề cao trí tuệ tài năng, các chiến sĩ thời Phục hưng còn chú ý đến quyền
tự do của con người. Con người phải hưởng mọi lạc thú của đời, ở “thiên đường
trần gian” chứ không phải chờ đến chết. Nội dung xung quan con người của thời
kỳ Phục hưng này được biểu hiện rất rõ trong văn học và nghệ thuật thời kỳ này
qua những thành tựu tiêu biểu.
Những thànhtựu của văn học: Cả ba thể
loại thơ, kịch, tiểu thuyết thời kì này đều có những thành tựu lớn găn liền với
những tác giả nổi tiếng. alighier Dante (1256-1321) là người tiên phong trong
văn học phục Hưng Ý, với các tác phẩm như: Tập thơ thần khúc với nội dung nói
về tội ác của giáo hội,..
Boccasio (1313-1375) với tập truyện ngắn
Mười ngày gồm 100 câu chuyện do ba chàng kỵ sĩ và bảy cô gái kể cho nhau nghe,
chế giễu sâu săc giáo hoàng, tăng lữ, nái buôn, quý tộc,…về thói tham lam, keo
kiệt, dâm ô, đạo đức giả,..
Miguel de Cervantes (1547-1616) là một nhà
văn lớn của TBN, tác phẩm nổi tiếng là Don Quijote thông qua chàng hiệp sĩ Đôn
Ki hô tê tác giả đã phản ánh xã hội phong kiến TBN với những quan niệm lỗi thời
cổ hủ đang nghiêng ngửa trong vũng bùn tôn giáo và phong kiến phản động.
Wiliam Shakespeare (1564-1616) là một nhà
viết kijhc vĩ đại nước Anh, ông đã để lại 37 vở kịch với những loại như bi
kịch, hài kịch, kịch lịch sử,..với các tác phẩm như: Romeo và Juliet, Hamlet,
Othello, Đêm thứ mười hai,…Các tác phẩm của ông cũng xoáy sâu vào chủ đề của xã
hội phong kiến mục nát, những giáo lý trong xã hội. Hầu hết các giai cấp từ
thương nhân tướng lĩnh cho đến các thành phần nhỏe bé trong xã hội đều được ông
đưa vào trong tác phẩm của mình.
Về nghệ thuật: Bước sang thế kỷ XVI , nền
nghệ thuật Phục hưng đã đạt đến đỉnh cao găn liền với các tên tuổi như Leonado
da Vinci, Michenlango Buonarroti, Raphaelo Sanrio…
Leonado da Vinci (1452-1519) là một họa sĩ
lớn chủ trương lấy con người làm trung tâm cho nghệ thuật, là một người rất
Uyên bác trong các lĩnh vực Vật lý, toán học, Địa lý, giải phẫu, triết học, Âm
nhạc, Điêu khắc,..Tác phẩm của ông biểu hiện đời sống nội tâm tình cảm của con
người sâu sắc tinh tế. Ông đã đẻ lại nhiều tác phẩm như: La Joconde, Bữa tiệc
cuối cùng, Đức mẹ đồng trinh trong hang đá,…
Michenlango Buonarroti (1475-1564) người Ý,
là một nhà Điêu khắc, một nhà thơ, một nhà kiến trúc sư nổi tiếng. Ông là một
thiên tài về miêu tả sức mạnh siêu phàm của con người, một người yêu nước nhiệt
thành, rất đau khổ vì tổ quốc bị ngoại xâm. Tác phẩm tiêu biểu của ông là Sáng
tạo thế giới, Cuộc phán xét cuối cùng,..; Điêu khắc có: David, Moise, Đêm,
Người nô lệ bị trói,…
Raphaelo Sanrio (1483-1520) là họa sĩ thiên
tài người Ý, thể hiện những bức tranh êm dịu, những quang cảnh vui tươi, yên
tĩnh, cuộc sống sung túc và những người phụ nữ đẹp, hiền hậu, những trẻ ngây
thơ bụi bặm,. Các tác phẩm nổi tiếng như Cô gái làm vườn sinh đẹp, bức tranh về
thánh mẫu,..
Phong
trào văn hóa phục hưng ở Hà Lan, Đức, Pháp… cũng xuất hiện nhiều họa sĩ nổi
tiếng như Luca van Leyden (Hà Lan), Durer (Đức), Le nain (Pháp),..
Phong
trào Phục hưng với những thành tựu về văn học nghệ thuật là sự đổi mới về nội
dung, đề cao con người, miêu tả cuộc sống xung quanh con người, chê bai chế độ
cũ nát và giáo lý giáo hội tàn bạn đã làm mất đi quyền con người, ngăn cản sự
phát triển của xã hội và con người. Các tác phẩm đều mang một màu sắc nhân văn
độc đáo và trở thành tác phẩm của mọi thời đại. Đúng như câu nói “ Con người là gương mẫu và kích thước đo
lường vạn vật..” Con người thực sự trở thành tâm điểm là nội dung chính làm
nên tất cả chứ không phải là thần thánh hay giáo hội. Chính con người cũng là
động lực để biến đổi thế giới xung quanh...
No comments:
Post a Comment