Monday, March 26, 2012

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG VÀ CÔNG SẢN

I.             LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG
1.    Khái niệm:
-       Tài chính công là:
o   Các quan hệ thu chi bằng tiền
o   Hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ
o   Quan hệ nảy sinh trong quá trình phân phối của xã hội dưới các hình thức giá trị
è Tài chính công hoạt động thu chi bằng tiền của nhà Nước; phản ánh hệ thống quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của nhà Nước nhằm thực hiền các chức năng vốn có không nhằm mục tiêu lợi nhuận của nhà Nước đối với xã hội.
-       Đặc chưng:
o   Chủ thể của tài chính công là nhà Nước, thuộc sở hữu của nhà Nước.
o   Tất cả các quan hệ với mục tiêu phục vụ lợi ích cộng đồng, không nhằm mục tiêu lợi nhuận
-       Đặc điểm của tài chính công:
o   Chủ thể quan hệ tài chính công: nhà Nước
o   Nguồn hình thành: Nhiều nguồn, huy động bằng nhiều phương pháp cách thức găn liền với quyền lực chính trị và chủ yếu không hoàn lại.
o   Tính hiệu quả của chi tiêu công: xem xét mang tính toàn diện, tầm vĩ mô, hiệu quả và chi phí
o   Về phạm vi hoạt động: ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội.
-       Chức năng của tài chính công:
o   Phân bổ nguồn lực
§  Các nguồn lực này thuộc chi phối của chính Phủ được tổ chức, sắp xếp, phấn phối một cách có hiệu quả theo các mục tiêu mong muốn.
§  Xử lý mối quan hệ về nguồn lực giữa khu vực công và khu vực tư
o   Chức năng tái phân phối thu nhập
o   Chức năng điều chỉnh và kiểm soát, khả năng khách quan của tài chính công trong việc:
§  Xem xét tính đúng đắn hợp lý của các quá trình phân phối nguồn lực tài chính.
§  Điều chỉnh lại quá trình phân phối đó
-       Cơ cấu tài chính công:
o   Căn cứ theo nội dung quản lý:
§  Ngân sách nhà Nước
§  Tín dụng nhà Nước
§  Các quỹ tài chính công ngoài ngân sách nhà Nước
o   Theo chủ thể quản lý:
§  Tài chính chung
§  Tài chính cơ quan hành chính nhà Nước
§  Tài chính đơn vị sự nghiệp nhà Nước
-       Nguyên tắc của tài chính công:
o   Nguyên tắc không hoàn lại
-       Nguyên tắc không tương ứng (nghĩa vự tc >< dịch vụ tài chính)
-       Nguyên tắc bắt buộc
-       Vai trò của tài chính công:
-       TCC là nguồn lực cho sự tồn tại và hoạt động của nhà Nước
-       Chi phối, hướng dẫn, điều chỉnh hệ thống tài chính
-       Thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
1.    Tổng quan về tài chính công
1.1  Khái niệm và đặc điểm của quản lý tài chính công
a, Khái niệm quản lý tài chính công:
-       Là hoạt động của các chủ thể quản lý tài chính công thông qua sử dụng các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của tài chính công nhằm đạt được các mục tiêu đã định
-       Quản lý tài chính công là quá trình:
o   Lập kế hoạch
o   Tổ chức điều hành
o   Và kiểm soát hoạt động thu chi nhà Nước
b, Đặc điểm của quản lý tài chính:
-       Đặc điểm về mục tiêu quản lý:
o   Tạo ra sự cân đối và hiệu quả của tài chính công, tạo ra môi trường tài chính công thuận lợi cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội.
è Hướng tới lợi ích tổng thể
-       Đặc điểm của nội dung quản lý:
o   Quản lý ngân sách nhà Nước
o   Quản lý các quỹ tài chính công ngoài ngân sách nhà Nước
o   Quản lý tín dụng nhà Nước
o   Quản lý công sản
-       Đặc điểm của công cụ quản lý tài chính công:
o   Các văn bản pháp luật
o   Các chính sách tài chính
o   Công cụ kế hoạch
o   Hệ thốn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán
o   Đòn bẩy kinh tế tài chính
-       Về phương pháp quản lý:
o   Phương pháp tổ chức’
o   Phương pháp hành chính
o   Phương pháp kinh tế
1.2  Tổ chức bộ máy quản lý tài chính công
-       Theo nghĩa hẹp: Bao gồm các cơ quan tài chính chuyên môn nhà Nước
-       Theo nghĩa rộng: Bao gồm có các cơ quan tài chính chuyên ngành + tất cả các cơ quan sử dụng nguồn kinh phí nhà Nước

No comments:

Post a Comment