I, Hệ thống cơ quan thanh tra nhà nước
1, Khái niệm vầ đặc điểm
- Khái niệm:
Hệ thống cơ quan thanh tra nhà nước là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước bao gồm một hệ thống các cơ quan thanh tra được thành lập từ trung ương đến địa phương (TT Chính Phủ, Bộ, Tỉnh, Huyện, Sở) để xem xét, đánh giá, xử lý đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, của các cơ quan tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý; kiến nghị các biện pháp khắc phục những sơ hở trong cơ chế quản lý chính sách pháp luật nhằm góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức cá nhân.
+ Tính quyền lực nhà nước
+ Được thành lập theo trình tự do pháp luật quy định
+ Có thẩm quyền do pháp luật quy định
- Đặc điểm riêng:
+ Cơ quan thanh tra là một bộ phận của cơ quan hành chính nhà nước
+ Hệ thống các cơ quan thanh tra nhà nươc có mối liên hệ chặt chẽ tạo thành một chỉnh thể thống nhất
2, Chức năng của cơ quan thanh tra nhà nước
- Khái niệm: Chức năng của cơ quan thanh tra nhà nước là những mặt, những phương diện hoạt động chính của cơ quan thanh tra nhà nước nhằm thực hiện những nhiệm vụ được giao
- Được quy định tại điều 5 Luật thanh tra 2010 thì cơ quan thanh tra nhà nước có chức năng sau:
o Thực hiện và giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng.
o Tiến hành thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
3, Tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra nhà nước
a, Thanh tra Chính Phủ
- Khái niệm: Thanh tra Chính Phủ là cơ quan của chính Phủ, chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng theo quy định của pháp luật (Khoản 1 – Điều 14 Luật Thanh Tra)
- Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra chính phủ:
o Trong quản lý nhà nước về thanh tra
§ Xây dựng chiến lược, định hướng chương trình, vb qppl,…
§ Lập kê hoạch thanh tra CP, hướng dẫn,…
§ Chỉ đạo và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác thanh tra..
§ Chủ chì, phối hợp với Bộ Nội vụ,….
§ Yêu cầu Thanh tra Bộ, Tỉnh báo cáo công tác thanh tra, tổng kết kinh nghiệm thanh tra.
§ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra,
§ Thực hiện hợp tác quốc tế về công tác thanh tra
o Trong hoạt động thanh tra, chính phủ có nhiệm vụ quyền hạn:
§ Thanh tra việc thực hiện cs, pháp luật đối với các cơ quan
§ Thanh tra vụ việc phức tạp
§ Thanh tra các vụ việc do Thủ Tướng giao
§ Kiểm tra tính hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết xử lý sau thanh tra của Bộ trưởng, Chủ tịch UBND.
o Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại tố cáo:
§ Tổ chức tiếp công dân
§ Chủ chì, phối hợp với cơ quan…tại trụ sở tiếp công dân tại TW Đảng.
§ Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc.
o Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về phòng chống tham nhũng:
§ Chỉ đạo hướng dẫn công tác thanh tra về việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng chống tham nhũng.
§ Thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng của cơ quan thuộc CP và UBND tỉnh, phối hợp, đôn đốc,..
§ Chủ trì với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xây dựng hệ thống dữ liệu chung về phòng chống tham nhũng.
§ Phối hợp với viện kiểm soát, kiểm tóa, bộ công an, tòa án,…về công tác pctn…
- Cơ cấu tổ chức:
o Tổng thanh tra Chính Phủ: là người đứng đầu ngành thanh tra
o Phó thanh tra Chính Phủ
o Thanh tra viên
- Cơ cấu tổ chức của Thanh Tra CP:
o Vụ thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo khối kinh tế ngành (Vụ I)
o Vụ thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo khối kinh tê tổng hợp (Vụ II)
o Vụ thanh tra giải quyế khiếu nại, tố cáo khối nội chính- văn xã (Vụ III)
o Vụ Thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 1 (Vụ IV)
o Vụ thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 2 (Vụ V)
o Vụ tiếp dân và xử lý đơn thư (Vụ VI)
o Vụ pháp chế
o Vụ hợp tác quốc tế
o Văn phòng
o Cục chống tham nhũng
§ Các tổ chức sự nghiệp
§ Viện khoa học thanh tra
§ Trường cán bộ thanh tra
§ Báo thanh tra
§ Tạo chí thanh tra
§ Trung tâm thông tin
b, Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ (gọi chung là thanh tra bộ)
c, Thanh tra Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là thanh tra tỉnh)
d, Thanh tra Sở
đ, Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là thanh tra huyện)
II, Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
1. Khái niệm
- Cơ quan thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành là cơ quan được thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực bao gồm Tổng cục, Cục thuộc bộ, Chi cục thuộc sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
2. Tổ chức hoạt động
III, Thanh tra nhân dân
1. Khái niệm:
Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở của nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước. (Khoản 8 – Điều 3 Luật thanh tra)
2. Nhiệm vụ quyền hạn
a. Nhiệm vụ của ban thanh tra nhân dân
- Ban thanh tra nhân dân có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở của cơ quan, tổ chức cá nhân có trách nhiệm, ở xã phường, thị trấn, đơn vị sự nghiệp, daonh nghiệp ngoài nhà nước.
b. Nhiệm vụ của cơ quan thanh tra nhân dân
3. Tổ chức hoạt động
- Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn
- Ban thanh tra nhân dân ở các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của cơ quan nhà nước
IV, Thanh tra viên
1, Khái niệm thanh tra viên
Thanh tra viên là công chức, sĩ quan quân đội nhân dân, sĩ quan công an nhân dân được bổ nhiệm vào nghạch thanh tra để được hiện nhiệm vụ thanh tra.
Các ngạch của thanh tra viên:
- Thanh tra viên
- Thanh tra viên chính
- Thanh tra viên cao cấp
2, Tiêu chuẩn của thanh tra viên
- Tiêu chuẩn chung:
o Trung thành với tổ quốc,….khách quan
o Tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý, có kiến thức chuyên môn
o Có văn bằng hoặc chứng chỉ về tốt nghiệp vụ thanh tra
o Có ít nhất 2 năm làm công tác trong ngành thanh tra (không thể thời gian tập sự) ngoại trừ sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân công tác ở cơ quan tổ chức cơ quan dơn vị khác có thời gian 05 năm trở lên chuyển sang
- Tiêu chuẩn của từng ngành thanh tra:
o Thanh tra viên cao cấp:
§ Chức trách:
Thanh tra viên cao cấp là công chức chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan thanh tra nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, thực hiện quyết định thanh tra và các nhiệm vụ khác của các cơ quan thanh tra Nhà nước.
§ Nhiệm vụ;
+ Chủ trì xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng thuộc thẩm quyền được giao.
+ Trực tiếp thực hiện hoặc tổ chức việc phối hợp với các cơ quan đơn vị hữu quan tiến hành thu thập chứng cứ, hồ sơ có liên quan đến vụ việc thanh tra được giao.
+ Xây dựng báo cáo, kết luận thanh tra
+ Tổng kết đánh giá các cuộc thanh tra lớn, phức tạp, cuộc thanh tra diện rộng được giao
+ Chủ trì xây dựng nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho thanh tra vien chính.
§ Năng lực:
+ Nắm vững chính sách chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa từng thời kỳ, từng ngành, từng lĩnh vực.
+ Am hiểu tình hình kinh tế-xã hội trong nước và quốc tế; năm vững các nguyên tắc, chế độ, chính sách, quy định của Nhà nước trong quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội.
+ Chủ trì tổng kết nghiên cứu lý luận về chuyên môn nghiệp vụ, tham gia xây dựng các văn bản pháp luật trong ngành.
+ Xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu chuyên môn nghiệp vụ để đòa tạo, bồi dưỡng cho thanh tra viên chính và các cán bộ quản lý,..
+ Có năng lực phân tích, khái quát, tổng hợp các vấn đề thuộc phạm vi nhiều nghành, nhiều lĩnh vực.
§ Trình độ:
+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên cao cấp
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp.
+ Có trình độ cao cấp lý luận chính trị
+ Có trình độ ngoại ngữ trình độ C trở lên
+ Có trình độ tin học văn phòng
+ Có thâm niên công tác ở ngạch chuyên viên chính tối thiểu là 06 (sáu) năm, nếu là công chức ngạch chuyên viên cao cấp ở cơ quan khác chuyển sang thì tối thiểu có ít nhất 01 năm làm công tác thanh tra.
o Thanh tra viên chính
§ Chức trách:
Thanh tra viên chính là công chức chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan thanh tra nhà nước ở TW, cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện quyết định thanh tra và các nhiệm vụ khác của cơ quan thanh tra Nhà nước.
§ Nhiệm vụ:
+ Chủ trì xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các vụ việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng thuộc thẩm quyền được giao..
+ Trực tiếp thực hiện việc phối hợp đối với cơ quan, đơn vị hữu quan,.. thu thập hồ sơ chứng cứ, tài liệu, liên quan đến vụ việc được giao
+ Xây dựng báo cáo kết luận thanh tra
+ Tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện các cuộc thanh tra được giao.
+ Có khả năng tham gia xây dựng các quy trình nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng; tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ cho thanh tra viên.
§ Năng lực
+ Nắm vững chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước
+ Nắm vững các nguyên tắc, chế độ, quy định của nhà nước trong quản lý,…
+ Am hiểu sâu tình hình kinh tế xã hội
+ Có kiên thức chuyên môn theo ngành lĩnh vực được giao theo ngành lĩnh vực được giao; có khả năng đảm nhiệm chức trách trưởng đoàn, phó trưởng đoàn thanh tra; hướng dẫn thanh tra viên, cộng tác viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
+ Có năng lực phân tích đánh giá những vấn đề thuộc ngành, địa phương được giao.
§ Trình độ:
+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch thanh tra viên chính
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính
+ Có trình độ trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên
+ Có trình độ ngoại ngữ B trở lên
+ Có trình độ tin học văn phòng
+ Có thâm niên ở ngạch chuyên viên tối thiểu là 09 năm, nếu là cán bộ công chức ngạch chuyên viên chính chuyển sang thì phải có 01 năm làm công tác thanh tra.
o Thanh tra viên
§ Chức trách
Thanh tra viên là công chức chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan thanh tra nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, thực hiện các quyết định thanh tra và các nhiệm vụ khác của cơ quan thanh tra Nhà nước.
§ Nhiệm vụ
+ Tham gia xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng thuộc thẩm quyền được giao.
+ Trực tiếp thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan hữu quan tiến hành thu thập chứng cứ, hồ sơ chứng cứ liên quan đến vụ việc thanh tra được giao.
+ Lập biên bản, viết báo cáo kết luận thanh tra
+ Tổ chức rút kinh nghiệm việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao.
§ Năng lực
+ Am hiểu chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước để vận dụng vào hoạt động thanh tra.
+ Nắm được các nguyên tắc, chế độ, chính sách, quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế văn hóa xã hội.
+ Nắm được tình hình kinh tế xã hội
+ Nắm được quy trình nghiệp vụ thanh tra, khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao
+ Có khả năng đánh giá, phân tích, tổng hợp tình hình hoạt động ở cấp cơ sở.
§ Trình độ
+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch thanh tra viên
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên
+ Có trình độ ngoại ngữ trình độ B trở lên
+ Có trình độ tin học văn phòng
+ Có ít nhất 02 năm là công tác thanh tra đối với người mới được tuyển dụng vào ngành thanh tra (không kể thời gian tập sự), nếu là cán bộ, công chức ở ngạch chuyên viên hoặc cơ quan khác chuyển sang cơ quan thanh tra thì phải có 02 năm làm công tác thanh tra.
3, Trách nhiệm của thanh tra viên
Theo Nghị định 100/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra:
- Việc cần làm:
o Gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật, không ngừng phấn đấu, rèn luyện, giữ vững tiêu chuẩn thanh tra viên; có lối sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng; có trách nhiệm học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiện vụ thanh tra.
o Khi tham gia đoàn Thanh tra phải thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng đoàn thanh tra.
o Khi tiến hành thanh tra phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao. Thanh tra viên phải chịu trách nhiệm trước người ra quyết định thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản ly trực tiếp…
- Việc không được làm:
o Tiến hành thanh tra khi không có quyết định thanh tra hoặc văn bản phân công của cấp có thẩm quyền
o Thông đồng với đối tượng thanh tra và những người có liên quan trong vụ việc thanh tra để làm sai lệch kết quả thanh tra.
o Can thiệp trái pháp luật vào việc thanh tra hoặc lợi dụng sự ảnh hưởng của mình để tác động đến người có trách nhiệm khi người đó thực hiện thanh tra vì vụ lợi.
o Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật; sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra; bao che cho đối tượng thanh tra và những người có liên quan.
o Cung cấp thông tin, tài liệu thanh tra cho những người không có trách nhiệm biết.
o Tiết lộ thông tin, tài liệu nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi chưa có kết luận chính thức.
4, Đạo đức thanh tra
a, Khái niệm và đặc điểm
- Đạo đức theo cách hiểu chung nhất là những quy tắc, chuẩn mực điều chỉnh cách ứng xử giữa con người với con người, được thực hiện chủ yếu bởi sự tự nguyện của cá nhân trên cơ sở niềm tin cá nhân và sức ép dư luận xã hội.
- Đạo đức thanh tra là những quy tắc, chuẩn mực điều chỉnh hoạt động của thanh tra viên trong quá trình thực hiện công việc chuyên môn theo quy định của pháp luật nhằm hoàn thành nhiệm vụ, công vụ được giao.
- Đặc điểm:
o Là những quy tắc cần thực hiện trong hoạt động chuyên môn của thanh tra viên được chấp nhận bởi đa số cơ quan nhà nước và xã hội.
o Phù hợp với lợi ích của nhà nước và xã hội
o Được thực hiện bởi sự tự nguyện cá nhân và sức ép của dư luận xã hội, cơ quan, đồng nghiệp.
o Là cơ sở định hướng hành vi của thanh tra viên trong hoạt động của mình
b, Vai trò đạo đức thanh tra
- Điều chỉnh hành vi của thanh tra viên
- Là cở sở cho những hành vi đúng luật, phù hợp với lợi ích của nhà nước và xã hội
- Giáo dục nhân cách, nâng cao ý thức
c, Tiêu chuẩn đạo đức của thanh tra viên
- Đối với Tổ Quốc
- Đối với nhân dân
- Đối với công việc
- Đối với đồng nghiệp
- Đối với tiền bạc của nhà nước, của nhân dân
- Đối với bản thân
No comments:
Post a Comment