Wednesday, June 20, 2012

NHẠC HÀN VÀ GIỚI TRẺ VIỆT NAM

       Hiện nay, ở Việt Nam với sự phát triển mạnh mẽ của các làng giải trí, đặc biệt là âm nhạc đã có sự ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống của một bộ phận các bạn trẻ. Đặc biệt khi dòng nhạc từ nước ngoài xâm nhập sâu vào thị trường Viện Nam, phải kể đến tiêu biểu là nhạc Hàn mà giới trẻ hay gọi là K-pop. Nhạc Hàn đã tạo lên một hiện tượng ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam. Một bộ phận các bạn trẻ ở Việt Nam đã chết mê chết mệt vì nhạc Hàn. Hẳn là như vậy khi họ đều là những người hâm mộ những chàng ca sĩ đẹp trai hay nhưng cô ca sĩ xinh đẹp, họ tự tôn cho đó là thần tượng lý tưởng của mình và luôn có những tình cảm thậm trí thái quá với các thần tượng của mình.
Hiện tượng này có thể nói là hiện tượng phát cuồng về thần tượng. Việc họ yêu thần tượng của họ thực là không phải là điều có lỗi nhưng đằng sau đó là cả một vấn đề lớn mang tính xã hội. Có thể nêu ra một vài những ví dụ mặt khuất của các fan cuồng thần tượng nhạc Hàn của mình như: Có những trường hợp teen đã phát ngôn trên các trang mạng xã hội “sẵn sàng chết vì thần tượng của mình” hay Biết tin Super Junior sẽ đến Việt Nam, trong cơn khát vé, một cô bé sinh năm 1993 đã viết: “Em thực sự không còn con đường nào khác để có vé xem Super Junior, em yêu Super Junior nên nếu như anh muốn em qua đêm với anh để nhường cho em một chiếc vé, em sẽ sẵn sàng, hãy giúp em…” Một fan khác tâm sự: “Nếu có 1 ngày thế giới phản bội Super Junior, ELF (Ever Lasting Friends = Tình bạn vĩnh cửu, tên gọi fan club chính thức của Super Junior) cũng sẽ phản bội cả thế giới. Em sẵn sàng giết bố mẹ nếu ko cho em đi xem Suju biểu diễn. Thật vui vì ông bà già cuối cùng đã biết điều và để mình đi...” Rồi cả đến mức “Có thể yêu quý và hâm mộ, có thể nhịn ăn xếp hàng mua vé, có thể chen lấn xin chữ ký, mặc áo khoác giữa mùa hè nhiệt đới cho giống thần tượng...nhưng đến mức - xúm xít vào hôn cái ghế thần tượng ngồi”.
        Không đơn giản để xây dựng một môi trường văn hóa tốt và lành mạnh cho giới trẻ thế nhưng việc quản lý không chặt chẽ của các nhà quản lý văn hóa đã vô tình làm cho văn hóa Hàn ảnh hưởng quá mức tới một bộ phận của giới trẻ - bộ phận có lẽ là rất nhậy cảm với cái mới. Cũng không thể đổ lỗi cho bộ phận giới trẻ kia nhưng cũng thật đáng trách khi họ có cái nhìn không đúng mực về thần tượng của mình. Từ một góc nhìn nào đó, nhạc Hàn đã làm cho một bộ phận giới trẻ không thèm đoái hoài gì đến nhạc dân tộc liệu chăng đó có phải là sự mất mát, đó là mở đầu cho sự mờ nhạt đi của những gì mà chúng ta thường gọi là truyền thống. Trong khi đất nước chúng ta đang trong đà phát triển và luôn cố gắng xấy dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đâu đâu cứ khi bạn ra ngoài đường hay nơi công cộng nào đó bạn cũng có thể nghe thấy những lời khen nhưng lời hâm mộ của các fan của nhạc Hàn như: “Ui anh ấy đẹp trai thế!” rồi thì “Nhóm ấy hát hay thế! Nhảy đẹp nữa” Trên thực tế thì chắc gì họ đã hiểu những ca sĩ Hàn Quốc kia hát những lời hát có nội dung gì? 
       Thế giới thì luôn phát triển, nhạc Hàn cũng là những cái mới, cũng không nên phủ nhận cái hay của nhạc Hàn khi nó là yếu tố của giải trí. Cái cần nói là cần có một định hướng cho một thế hệ các bạn trẻ biết và hiểu yêu âm nhạc theo đúng mực. Cần có một cơ chế quản lý âm nhạc có sự chặt chẽ hơn để tạo ra một môi trường tốt nhất cho các bạn trẻ. Một lời khuyên giành cho các bạn trẻ: “Các bạn yêu thần tượng yêu ca nhạc là quyền của các bạn! Nhưng các bạn đừng nên yêu đến mức quên đi bản thân mình, quên đi nhưng nhiệm vụ của mình và cũng đừng quên mình là người Việt Nam! Chúc các bạn biết nghe nhạc nước ngoài nhưng rất yêu nhạc dân tộc!”./.

No comments:

Post a Comment