Một vài thông tin quan trọng
Vị trí
Có vị trí 20°27'-22°19' vĩ Bắc và 106°06'-107°21' kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng: 55 km, Phía đông bắc giáp Sùng Tả(Quảng Tây, Trung Quốc): 253 km, Phía nam giáp tỉnh Bắc Giang: 148 km, Phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh: 49 km, Phía tây giáp tỉnh Bắc Kạn: 73 km, Phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên: 60 km.
Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế: cửa khẩu Ga đường sắt Đồng Đănghuyện Cao Lộc và cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị; có 1 cửa khẩu quốc gia: Chi Ma (Huyện Lộc Bình)và 10 lối mở biên giới với Trung Quốc.
Địa hình
Đồi núi chiếm hơn 80% diện tích cả tỉnh. Dạng địa hình phổ biến ở Lạng Sơn là núi thấp và đồi, độ cao trung bình 252 m so với mặt nước biển. Nơi thấp nhất là 20 m ở phía nam huyện Hữu Lũng và nơi cao nhất là núi Mẫu Sơn 1541m. Mẫu Sơn cách thành phố Lạng Sơn 30 km về phía đông, được bao bọc bởi nhiều ngọn núi lớn nhỏ, thỉnh thoảng có tuyết rơi vào mùa đông.
Khí hậu, thời tiết
Khí hậu của Lạng Sơn thể hiện rõ nét khí hậu cận nhiệt đới ẩm của miền Bắc Việt Nam. Khí hậu phân mùa rõ rệt, ở các mùa khác nhau nhiệt độ phân bố không đồng đều do sự phức tạp của địa hình miền núi và sự biến tính nhanh chóng của không khí lạnh trong quá trình di chuyển ở vùng nội chí tuyến đã gây nên những chênh lệch đáng kể trong chế độ nhiệt giữa các vùng.
Nhiệt độ trung bình năm: 17-22 °C
Lượng mưa trung bình hàng năm: 1200–1600 mm
Độ ẩm tương đối trung bình năm: 80-85%
Lượng mây trung bình năm khoảng 7,5/10 bầu trời
Số giờ nắng trung bình khoảng 1600 giờ
Hướng gió và tốc độ gió của Lạng Sơn vừa chịu sự chi phối của yếu tố hoàn lưu, vừa bị biến dạng bởi địa hình. Mùa lạnh thịnh hành gió Bắc, mùa nóng thịnh hành gió Nam và Đông Nam. Tốc độ gió nói chung không lớn, trung bình 0,8–2 m/s song phân hoá không đều giữa các vùng trong tỉnh.
Hệ thống sông ngòi
Mật độ sông suối của Lạng Sơn thuộc loại trung bình đến khá dày, qua địa phận có các sông chính là:
Sông Kỳ Cùng Độ dài: 243 km, Diện tích lưu vực: 6660 km², bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa cao 1166 m thuộc huyện Đình Lập, sông Kỳ Cùng thuộc lưu vực sông Tây Giang Trung Quốc. Đây là con sông duy nhất ở miền Bắc Việt Nam chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, do vậy mảnh đất xứ Lạng còn được gọi là "nơi dòng sông chảy ngược".
Sông Bản Thí, phụ lưu của sông Kỳ Cùng.Độ dài: 52 km, Diện tích lưu vực: 320 km², bắt nguồn từ vùng núi cao thuộc Quảng Tây (Trung Quốc) đổ vào bờ phải sông Kỳ Cùng ở xã Khuất Xá huyện Lộc Bình.
Sông Bắc Giang, phụ lưu của sông Kỳ Cùng.Độ dài: 114 km, Diện tích lưu vực: 2670 km²,
Sông Bắc Khê, phụ lưu của sông Kỳ Cùng, Độ dài: 54 km, Diện tích lưu vực: 801 km²
Sông Thương là sông lớn thứ hai của Lạng Sơn, bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước (huyện Chi Lăng) chảy trong máng trũng Mai Sao - Chi Lăng và chảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang, Độ dài: 157 km, Diện tích lưu vực: 6640 km²
Sông Hoá, Độ dài: 47 km, Diện tích lưu vực: 385 km²
Sông Trung, Độ dài: 35 km, Diện tích lưu vực: 1270 km²
Lạng Sơn là nơi có nhiều điểm du lịch thú vị, xứng đáng để anh em có một chuyến lên đây, tìm hiểu đất và người, những món ăn ngon,..Tôi vẫn nhớ rất kỹ Lạng Sơn có món vịt om măng, Lợn quay lá móc mật.
Ảnh: Thittuoi.com
Vịt và heo quay quả mắc mật,
hai trong những món đặc sản bạn không nên bỏ qua khi đến Lạng Sơn.
Các điểm du lịch
- Động Nhị Thanh
Vị trí: Nằm ở thành phố Lạng Sơn, gần động Tam Thanh
Đặc điểm: Là một hang đá tự nhiên từ cửa trước ra cửa sau dài hơn 500m, với nhiều cảnh đẹp kỳ vĩ.
Động Nhị Thanh gắn liền với danh nhân Ngô Thì Sỹ ông là người phát hiện ra động Nhị Thanh và cho tu sửa tôn tạo thành nơi du ngoạn vào tháng 5/1779. Ðộng Nhị Thanh khá rộng, có nhiều ngóc ngách, nhiều nhũ đá rơi xuống muôn hình vạn dạng. Từ cửa động chính nhìn lên là ngôi chùa Tam Giác thờ cả Khổng Tử, Lão Tử, Thích Ca. Trong động có tượng truyền thần Ngô Thì Sĩ tạc vào vách đá và trên vách động còn ghi nhiều bài ký phú của ông và các danh nhân khác.
- Ải Chi Lăng
Vị trí: Thuộc xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn trên quốc lộ 1A từ Hà Nội đi Lạng Sơn.
Ðặc điểm: Với quy mô hoành tráng, đồ sộ, địa thế hiểm hiếu, Ải Chi Lăng được coi là bức tường thành của Thăng Long xưa kia trước những cuộc viễn trinh của quân xâm lược phương Bắc. Ải Chi Lăng - vùng đất địa linh nhân kiệt và rực rỡ chiến công ở miền biên ải phía Bắc của Tổ quốc. Với địa thế hiểm yếu ải Chi Lăng được coi là bức tường thành của kinh thành Thăng Long trong việc chặn đứng các cuộc viễn chinh khét tiếng từ phương Bắc tràn sang.
Chi Lăng là ải có quy mô hoành tráng và đồ sộ chạy dài gần 20km, rộng 3km nối liền hai huyện Chi Lăng và Hữu Lũng của tỉnh Lạng Sơn. Ải Chi Lăng là thắng cảnh được bao bọc bởi dãy núi đá Kai Kinh ở phía tây và dãy núi Bảo Đài ở phía đông. Hai đầu ải có những ngọn núi đá độc lập, cao chót vót tạo thành thế hiểm. Lịch sử oai hùng của Chi Lăng gắn liền với những hoạt động của các nhà quân sự thiên tài như Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn và những thủ lĩnh tải năng của xứ Lạng: Phò mã Thân Cảnh Phúc, Thế Lộc, Hoàng Đại Huề...
Ngược dòng lịch sử xa xăm, con người còn để lại ở Chi Lăng những vết tích của nền văn hóa Bắc Sơn - Mai Pha nổi tiếng với những hang động đẹp như trong huyền thoại và những rìu đá, mảnh gốm. . . minh chứng cho những giai đoạn sơ sử, tiền sử của con người sinh sống ở nước ta. Vào những năm trước và sau công nguyên, Ải Chi Lăng đã gắn liền với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, đấu tranh chống các triều đại phong kiến Trung Quốc xâm lược. Thế kỷ 14, tể tướng nhà Trần là Phạm Sư Mạnh khi cưỡi ngựa qua biên ải đã hạ một câu thơ bất hủ: "Chi Lăng ải hiềm tựa lên trời". Năm 1077, phụ quốc Thái uý Lý Thường Kiệt đi thân hành về Chi Lăng gặp phò mã Thân Cảnh Phúc bàn bạc việc binh. Với chiến tuyến Quyết Lý và Giáp Khẩu (Chi Lăng), Thân Cảnh Phúc và quân dân xứ Lạng đã góp sức đánh tan bọn xâm lược Tống lần thứ hai. Thế kỷ 13, cả thế giới kinh hoàng trước vó ngựa của đế quốc Nguyên Mông. Tuy nhiên, năm 1284, khi cánh quân Nguyên qua Ải Chi Lăng đã bị quân ta chặn đánh kịch liệt và tướng Nguyên là Nghê Nhuận bị giết chết tại chỗ. Chính Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn đã thể hiện thiên tài quân sự của ông ở đây: bằng hố bẫy ngựa, phục binh của ta từ dưới hố dùng mã tấu phạt đứt chân 1 ngựa, tách bọn Nguyên Mông thiện chiến ra khỏi ngựa mà tiêu diệt chúng...
Thế kỷ 15, ải Chi Lăng lại ghi vào lịch sử Việt Nam một trang chói lọi, đó là chiến thắng 1427 giết chết Nguyên soái An Viễn hầu Liễu Thăng - chủ tướng của giặc cùng 1 vạn quân Minh, góp phần quyết định kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Minh, giải phóng đất nước. Thế kỷ 18, dưới thời Hoàng đế Quang Trung - một nhà quân sự thiên tài, Chi Lăng lại một lần nữa cùng quân dân cả nước đánh tan tành quân xâm lược nhà Thanh... Vào các thế kỷ 19 và 20, ải Chi Lăng lại chứng kiến những chiến công đánh Pháp, đuổi Nhật của quân dân ta.
Ải Chi Lăng đã được nhiều quan khách quốc tế, các nguyên thủ quốc gia, các tướng lĩnh, nhà sử học, khách du lịch đến thăm với một sự trân trọng đặc biệt. Slôvắcxốc - nhà dân tộc học nổi tiếng Tiệp Khắc trước đây trong chuyến đi thăm ải Chi Lăng đã từng đánh giá: "Có lẽ đây là chiến luỹ hình thang độc nhất trên thế giới, nó thể hiện đầu óc thông minh và tài trí quân sự tuyệt vời của một dân tộc luôn phai chống trả với một đội quân xâm lược mạnh hơn mình gâp trăm lần trong quá trình lâu dài dựng nước và giữ nước. Thể hiện một tầm nhìn chiến lược nổi tiếng: “Lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh".
-Núi Tô Thị
Vị trí: Chếch về phía tây bắc núi Tam Thanh thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Ðặc điểm: Trên đỉnh núi Tô Thị hay còn gọi là núi Vọng Phu có tảng đá tự nhiên giống hình người phụ nữ bồng con nhìn về phương xa. Từ xưa, tảng đá hình người đã được gắn với truyện cổ tích nàng Tô Thị bồng con chung thủy đứng chờ chồng đi đánh trận Phương Bắc. Chờ mãi không được, nàng cùng con đã hóa đá. Vì thế nên người đời cững gọi tảng đá là nàng Tô Thị. Nằm trong quần thể danh lam thắng cảnh Nhị, Tam Thanh, truyền thuyết về Nàng Tô Thị đã đi vào tâm khảm của dân tộc Việt Nam thiên nhiên đã tạo ra hình tượng người mẹ ôm con đứng chờ chồng trên đỉnh núi cao như một biểu tượng của lòng thuỷ chung son sắt của người phụ nữ Việt Nam. Trải qua bao năm tháng, do tác động của thiên nhiên và con nguời, di tích này đã bị hủy hoại. Tỉnh Lạng Sơn đã cho dựng lại như nguyên bản để gìn giữ một di tích đã đi vào tình cảm của người dân Việt Nam.
Núi Mẫu Sơn
Vị trí: Cách thành phố Lạng Sơn 30km về phía đông.
Ðặc điểm: Nằm ở độ cao 1.541m so với mặt biển, khí hậu trên núi ôn hòa, thích họp cho việc nghỉ dưỡng. Núi Mẫu Sơn được bao bọc bởi hàng trăm quả núi nhỏ. Khí hậu ở đây ôn hòa, Mùa đông, Mẫu Sơn luôn bị mây mù bao phủ. Về mùa hè, nắng vàng rực rữ. Còn khi vào xuân, cả vùng Mẫu Sơn đỏ rực sắc hoa đào. Đào trái Mẫu Sơn vừa to, vừa ngọt. Mẫu Sơn có loại chè tuyết rất ngon, đượm nước. Và rượu Mẫu Sơn thơm nồng do chính người nơi đây nấu bằng men có thành phần của một số cây thảo mộc chỉ có ở Mẫu Sơn. Chỉ ở độ cao ấy, với nguồn nước chảy ra từ lòng núi Mẹ, mới có hương vị rượn ngon nồng đến thế. Đến Mẫu Sơn chẳng những để thưởng ngoạn cảnh sắc, không khí trong lành, mà còn được hòa mình vào cuộc sống con người, nền văn hóa của các dân tộc ít người nơi đây. Trước đây, Mẫu Sơn vốn là khu nghỉ mát với nhiều biệt thự khang trang chẳng thua kém mấy so với Sa Pa, Tam Đảo. Nhưng rồi chiến tranh xảy ra, nhiều nhà cửa đã bị phá hủy. Trong tương lai, Mẫu Sơn sẽ được xây dựng lại thành khu nghỉ dưỡng và phát triển ngành du lịch leo núi.
- Động Tam Thanh
Vị trí: Nằm ở phường Tam Thanh thành phố Lạng Sơn, phía tây phố Kỳ Lừa.
Ðặc điểm: Vách động còn khắc bài thơ của Ngô Thì Sĩ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ nơi đây. Động Tam Thanh nằm trong một dãy núi có hình đàn voi phủ phục trên mặt cỏ xanh. Hang động Tam Thanh ở lưng chừng núi. Cửa hang nhìn về hướng đông cao chừng 8m có lối lên là 30 bậc đá đục vào sườn núi, có nhiều cây cối um tùm che khuất ánh nắng. Vách động bên phải có khắc bài thơ của Ngô Thì Sĩ ( 1726- 1780) khi ông làm đốc trấn Lạng Sơn, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Ý của bài thơ là: "Suối trong tuôn chảy trên hàng trăm mỏm đá như đang trò chuyện. Quay lưng lại nhìn sang ngọn núi phía trước thấy hòn Vọng Phu”. Trong động có tượng Phật A - di - đà và nhiều nhũ đá ngoạn mục.
Có từ thời Lê, theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí ghi rằng : Chùa Tam Thanh nằm trong động núi đá thuộc địa phận xã Vĩnh Trại, Châu Thoát Lãng nay là phường Tam Thanh Thành phố Lạng Sơn. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, lịch sử chùa Tam Thanh vẫn giữ được nhiều vẻ đẹp ban đầu hấp dẫn du khách gần xa bằng vẻ đẹp tự nhiên vốn có của di tích. Trong động có tượng phật A Di Đà lớn tạc nổi vào vách đá từ thế kỷ XV là tác phẩm nghệ thuật giá trị cao,hồ Âm Ti nước trong xanh quanh năm không bao giờ vơi cạn, với muôn trùng nhũ đá thiên tạo từ ngàn xưa tạo nên những hình thù sinh động, hấp dẫn .
- Chợ Kì Lừa
Vị trí: Nằm ở phường Tam Thanh thành phố Lạng Sơn, phía tây phố Kỳ Lừa.
Ðặc điểm: Vách động còn khắc bài thơ của Ngô Thì Sĩ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ nơi đây. Động Tam Thanh nằm trong một dãy núi có hình đàn voi phủ phục trên mặt cỏ xanh. Hang động Tam Thanh ở lưng chừng núi. Cửa hang nhìn về hướng đông cao chừng 8m có lối lên là 30 bậc đá đục vào sườn núi, có nhiều cây cối um tùm che khuất ánh nắng. Vách động bên phải có khắc bài thơ của Ngô Thì Sĩ ( 1726- 1780) khi ông làm đốc trấn Lạng Sơn, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Ý của bài thơ là: "Suối trong tuôn chảy trên hàng trăm mỏm đá như đang trò chuyện. Quay lưng lại nhìn sang ngọn núi phía trước thấy hòn Vọng Phu”. Trong động có tượng Phật A - di - đà và nhiều nhũ đá ngoạn mục.
Có từ thời Lê, theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí ghi rằng : Chùa Tam Thanh nằm trong động núi đá thuộc địa phận xã Vĩnh Trại, Châu Thoát Lãng nay là phường Tam Thanh Thành phố Lạng Sơn. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, lịch sử chùa Tam Thanh vẫn giữ được nhiều vẻ đẹp ban đầu hấp dẫn du khách gần xa bằng vẻ đẹp tự nhiên vốn có của di tích. Trong động có tượng phật A Di Đà lớn tạc nổi vào vách đá từ thế kỷ XV là tác phẩm nghệ thuật giá trị cao,hồ Âm Ti nước trong xanh quanh năm không bao giờ vơi cạn, với muôn trùng nhũ đá thiên tạo từ ngàn xưa tạo nên những hình thù sinh động, hấp dẫn.
BBT
No comments:
Post a Comment