Là một tỉnh cực bắc của đất nước cách thủ đô Hà Nội 317 km đường ô tô, Cao Bằng có núi rừng trùng điệp, đèo heo hút gió, đi lại khó khăn. Cao Bằng là quê hương của những tấm thổ cẩm Tày-Nùng đẹp rực rỡ, của cây hồi, dầu hồi, của lê Đông Khê, mận Thất Khê, hạt dẻ Trùng Khánh, thạch đen Quảng Hoà... Cao Bằng còn đóng góp cho kho tàng tài nguyên du lịch Việt Nam thắng cảnh thác Bản Giốc
Thác Bản Giốc thuộc phần đất huyện Trùng Khánh, sát biên giới Việt -Trung, cách thị xã Cao Bằng ngót 100km về phía đông-bắc. Từ huyện lỵ Trùng Khánh đi về phía biên giới ta sẽ gặp dòng sông Quy Xuân nước xanh trong vắt, xa xa một làn sương mờ mờ bốc ngang sườn núi và những tiếng động ầm ầm phá vỡ sự yên tĩnh của núi rừng. Làn sương và tiếng động ấy đều do sông Quy Xuân tạo nên; dòng sông chảy từ nơi xa tới đây bỗng dưng hạ thấp đột ngột xuống dốc, nơi đó chính là thác Bản Giốc.
Thác cao khoảng 50m, rộng chừng 250m. Từ trên cao những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều bậc đá vôi. Vào mùa khô dòng thác tạo thành ba tầng nước. Giữa thác có một mô đá rộng phủ đầy cây đã xẻ dòng sông thành 3 luồng nước ào ào giội xuống như ném hàng ngàn tấm lụa trắng nõn từng dây từng dây, nước va vào đá tung lên thành mưa bụi bốc lưng chừng núi cao ven bờ. Ngay giữa ngày hè oi bức nhất chỉ cần chớm bước tới đây ta đã cảm thấy mát dịu vì hơi nước, vì cơn mưa bụi của thác. Những hôm đẹp trời, nắng chiếu qua làn mưa bụi hiện thành cầu vồng lung linh bảy sắc huyền ảo, thành hàng trăm ngàn con rồng đỏ, rồng xanh thi nhau múa lượn. Tầng thứ hai đẹp nhất. Nước chảy lững lờ rồi từ từ đổ xuống dòng sông Quây Sơn. Mùa mưa, ba tầng thác hợp lại chỉ còn một dòng chảy xiết.
Thác gồm hai phần là thác chính (hay còn gọi là thác thấp) và thác phụ (thác cao).
Thác chính nhìn từ xa như những dải lụa trắng mềm mại vắt ngang lưng đồi. Đây là phần rộng và đẹp nhất của Bản Giốc. Thác rộng khoảng 100 m, cao 70 m và sâu 60 m. Phần thác chính thuộc cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc, ranh giới phân chia là dòng sông Quây Sơn chảy phía dưới.
Dưới chân thác Bản Giốc là mặt sông rộng, phẳng như gương. Đó là những tấm gương trong vắt lồng lộng soi bóng trời mây, hai bên là thảm cỏ xanh rì, đây đó điểm những dây hồng nhung, hồng đại đoá, hương bay ngan ngát. Những nhánh hoa phong lan cũng trang trí cho bờ thác thêm xinh tươi, và từ trên các cây cao lâu đời từng chùm hoa tím, hoa vàng hiện ra duyên dáng.
Động Ngườm Ngao ở ngay bên cạnh thác, dài khoảng 3km được đánh giá là một trong những hang động đẹp của Việt Nam .
Sông Quy Xuân tạo ra thác Bản Giốc hùng vĩ nên thơ đồng thời cũng cung cấp cho đất nước một đặc sản quý báu: cá trầm hương, một loại cá thịt rất thơm, thơm như mùi trầm. Đó là do xung quanh thác có rất nhiều cây trầm hương mà rễ và lá đã rơi xuống nước.
Phần thác phụ cao hơn thác chính, nhưng ít nước hơn và thường cạn vào mùa khô.
Ngoài hai phần thác có thể dễ dàng quan sát phía dưới, nhiều người mạo hiểm leo theo con đường mòn để chiêm ngưỡng phần tầng hai và tầng ba của thác.
Tầng hai thác là một lòng hồ nhỏ rộng khoảng 30 m, nước từ những con suối nhỏ đổ xuống hồ và từ hồ chảy xuống tầng thác thứ nhất.
Tầng cao nhất của thác là những con suối nhỏ nhưng chảy xiết. Thám hiểm những địa điểm này rất nguy hiểm, nhất là vào mùa nước lớn. Vì lối đi hoàn toàn là đường mòn, dễ trơn trượt. Bởi vậy, bạn không nên bơi lội trong lòng thác, đặc biệt vào mùa nước lũ.
Ở thác Bản Giốc có dịch vụ chèo thuyền ra sông ngắm thác, bạn có thể sử dụng dịch vụ này để chụp ảnh.
Thời gian mùa mưa khoảng tháng 6-10 thác đẹp nhất, đặc biệt tháng 9-10 thác đầy nước và cảnh quan kết hợp với mùa lúa chín. Cao Bằng còn có những địa điểm hấp dẫn du khách khác là hang Pắc Bó, cửa khẩu Tà Lùng, động Ngườm Ngao...
Làng Bản Giốc nhỏ và xinh xắn với những mái nhà sàn lợp rạ, lẩn khuất sau con đường ngoằn ngoèo xuyên qua núi. Những chiếc cọn nước kẽo kẹt quay mải miết như chứ bao giờ được nghỉ ngơi. Dưới chân đèo Mã Phục những thửa ruộng bậc thang trông như một mảnh áo vá nhiều màu, xếp từng bậc nối đuôi nhau lên trời. Ruộng bậc thang là đặc trưng của vùng núi phía Bắc. Chọc lỗ tra hạt là phương thức canh tác của người dân địa phương. Dưới mái nhà sàn, cuộc sống của người dân thật bình lặng, êm ả. Thấp thoáng đâu đó là mấy bóng người đội mưa đi cấy. Trời hửng nắng, không gian chợt bừng lên. Một chú bé con như người chỉ huy dàn nhạc, vung chiếc gậy nhỏ xíu, lùa đàn trâu xuống gặm cỏ.
Cùng với núi, sông và các hang động kỳ thú ở xung quanh, thác Bản Giốc còn chưa bị bàn tay con người tàn phá. Thác Bản Giốc đã đi vào nghệ thuật tạo hình với những tác phẩm hội hoạ và nhiếp ảnh đặc sắc. Thác Bản Giốc không chỉ là một điểm du lịch hấp dẫn mà còn là một nguồn thuỷ điện lớn trong tương lai.
Thác Bản Giốc thuộc phần đất huyện Trùng Khánh, sát biên giới Việt -Trung, cách thị xã Cao Bằng ngót 100km về phía đông-bắc. Từ huyện lỵ Trùng Khánh đi về phía biên giới ta sẽ gặp dòng sông Quy Xuân nước xanh trong vắt, xa xa một làn sương mờ mờ bốc ngang sườn núi và những tiếng động ầm ầm phá vỡ sự yên tĩnh của núi rừng. Làn sương và tiếng động ấy đều do sông Quy Xuân tạo nên; dòng sông chảy từ nơi xa tới đây bỗng dưng hạ thấp đột ngột xuống dốc, nơi đó chính là thác Bản Giốc.
Thác cao khoảng 50m, rộng chừng 250m. Từ trên cao những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều bậc đá vôi. Vào mùa khô dòng thác tạo thành ba tầng nước. Giữa thác có một mô đá rộng phủ đầy cây đã xẻ dòng sông thành 3 luồng nước ào ào giội xuống như ném hàng ngàn tấm lụa trắng nõn từng dây từng dây, nước va vào đá tung lên thành mưa bụi bốc lưng chừng núi cao ven bờ. Ngay giữa ngày hè oi bức nhất chỉ cần chớm bước tới đây ta đã cảm thấy mát dịu vì hơi nước, vì cơn mưa bụi của thác. Những hôm đẹp trời, nắng chiếu qua làn mưa bụi hiện thành cầu vồng lung linh bảy sắc huyền ảo, thành hàng trăm ngàn con rồng đỏ, rồng xanh thi nhau múa lượn. Tầng thứ hai đẹp nhất. Nước chảy lững lờ rồi từ từ đổ xuống dòng sông Quây Sơn. Mùa mưa, ba tầng thác hợp lại chỉ còn một dòng chảy xiết.
Thác gồm hai phần là thác chính (hay còn gọi là thác thấp) và thác phụ (thác cao).
Thác chính nhìn từ xa như những dải lụa trắng mềm mại vắt ngang lưng đồi. Đây là phần rộng và đẹp nhất của Bản Giốc. Thác rộng khoảng 100 m, cao 70 m và sâu 60 m. Phần thác chính thuộc cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc, ranh giới phân chia là dòng sông Quây Sơn chảy phía dưới.
Dưới chân thác Bản Giốc là mặt sông rộng, phẳng như gương. Đó là những tấm gương trong vắt lồng lộng soi bóng trời mây, hai bên là thảm cỏ xanh rì, đây đó điểm những dây hồng nhung, hồng đại đoá, hương bay ngan ngát. Những nhánh hoa phong lan cũng trang trí cho bờ thác thêm xinh tươi, và từ trên các cây cao lâu đời từng chùm hoa tím, hoa vàng hiện ra duyên dáng.
Động Ngườm Ngao ở ngay bên cạnh thác, dài khoảng 3km được đánh giá là một trong những hang động đẹp của Việt Nam .
Sông Quy Xuân tạo ra thác Bản Giốc hùng vĩ nên thơ đồng thời cũng cung cấp cho đất nước một đặc sản quý báu: cá trầm hương, một loại cá thịt rất thơm, thơm như mùi trầm. Đó là do xung quanh thác có rất nhiều cây trầm hương mà rễ và lá đã rơi xuống nước.
Phần thác phụ cao hơn thác chính, nhưng ít nước hơn và thường cạn vào mùa khô.
Ngoài hai phần thác có thể dễ dàng quan sát phía dưới, nhiều người mạo hiểm leo theo con đường mòn để chiêm ngưỡng phần tầng hai và tầng ba của thác.
Tầng hai thác là một lòng hồ nhỏ rộng khoảng 30 m, nước từ những con suối nhỏ đổ xuống hồ và từ hồ chảy xuống tầng thác thứ nhất.
Tầng cao nhất của thác là những con suối nhỏ nhưng chảy xiết. Thám hiểm những địa điểm này rất nguy hiểm, nhất là vào mùa nước lớn. Vì lối đi hoàn toàn là đường mòn, dễ trơn trượt. Bởi vậy, bạn không nên bơi lội trong lòng thác, đặc biệt vào mùa nước lũ.
Ở thác Bản Giốc có dịch vụ chèo thuyền ra sông ngắm thác, bạn có thể sử dụng dịch vụ này để chụp ảnh.
Thời gian mùa mưa khoảng tháng 6-10 thác đẹp nhất, đặc biệt tháng 9-10 thác đầy nước và cảnh quan kết hợp với mùa lúa chín. Cao Bằng còn có những địa điểm hấp dẫn du khách khác là hang Pắc Bó, cửa khẩu Tà Lùng, động Ngườm Ngao...
Làng Bản Giốc nhỏ và xinh xắn với những mái nhà sàn lợp rạ, lẩn khuất sau con đường ngoằn ngoèo xuyên qua núi. Những chiếc cọn nước kẽo kẹt quay mải miết như chứ bao giờ được nghỉ ngơi. Dưới chân đèo Mã Phục những thửa ruộng bậc thang trông như một mảnh áo vá nhiều màu, xếp từng bậc nối đuôi nhau lên trời. Ruộng bậc thang là đặc trưng của vùng núi phía Bắc. Chọc lỗ tra hạt là phương thức canh tác của người dân địa phương. Dưới mái nhà sàn, cuộc sống của người dân thật bình lặng, êm ả. Thấp thoáng đâu đó là mấy bóng người đội mưa đi cấy. Trời hửng nắng, không gian chợt bừng lên. Một chú bé con như người chỉ huy dàn nhạc, vung chiếc gậy nhỏ xíu, lùa đàn trâu xuống gặm cỏ.
Cùng với núi, sông và các hang động kỳ thú ở xung quanh, thác Bản Giốc còn chưa bị bàn tay con người tàn phá. Thác Bản Giốc đã đi vào nghệ thuật tạo hình với những tác phẩm hội hoạ và nhiếp ảnh đặc sắc. Thác Bản Giốc không chỉ là một điểm du lịch hấp dẫn mà còn là một nguồn thuỷ điện lớn trong tương lai.
HV Tổng hợp
No comments:
Post a Comment