Câu 1:
Thanh tra là hoạt động gắn liền với hoạt động quản lý nhà Nước, quyền lực nhà Nước, thanh tra là công cụ đắc lực của hoạt động quản lý nhà Nước. Theo luật thanh tra năm 2010 thì có các loại hình thanh tra sau: Thanh tra nhà Nước, thanh tra nhân dân, trong đó thanh tra nhà Nước lại có hai loại là Thanh tra hành chính và Thanh tra chuyên nghành. Theo Luật công chức 2008 thì có thêm một loại hình thanh tra nữa đó là Thanh tra công vụ, tuy nhiên trong luật thanh tra 2010 lại không đề cập tới loại hình thanh tra này.
Thanh tra nhà Nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý.
- Theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
- Chủ thể: Là các cơ quan nhà Nước có thẩm quyền (mang tính quyền lực nhà Nước)
- Khách thể: Việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn.
- Đối tượng: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân
Thanh tra nhà Nước được chia ra làm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên nghành, trong đó:
- Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Chủ thể: Cơ quan nhà Nước có thẩm quyền. Ví dụ là Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện.
- Đối tượng: Cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc.
- Khách thể: Việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Như vậy theo khái niệm này thì thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra trong trong nội bộ bộ máy nhà Nước; là thanh tra của cơ quan cấp trên đối với cơ quan, đơn vị cá nhân, cấp dưới (thuộc quyền quản lý trực tiếp); là thanh tra của chủ thể quản lý này với chủ thể quản lý khác. Thanh tra hành chính mang tính kiểm soát nội bộ (Nội bộ cơ quan hành chính nhà Nước theo một hệ thống).
- Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.
- Chủ thể: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực: Ví dụ đó là Thanh tra Bộ, Thanh tra sở
- Đối tượng: Cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đối tượng của thanh tra chuyên ngành có phạm vi rộng hơn rất nhiều so với thanh tra hành chính và chủ yếu ở khu vực tư. Ví dự thanh tra việc khám chữa bệnh của các cơ sở y tế tư nhân, thanh tra chất lượng hành hóa trên thị trường,…
- Khách thể: Việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, chuyên môn kỹ thuật, quy tắc quản lý, thuộc ngành lĩnh vực đó.
Thanh tra công vụ là hoạt động thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của luật công chức 2008 và các quy định khác có liên quan. (Điều 74, khoản 1, Luật công chức 2008). Thanh tra việc tuyển dụng, bổ nhiệm đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển, biệt phái, miễn nhiệm, đánh giá, thôi việc, nghỉ hưu, khen thưởng, xử lý kỷ luật công chức, đạo đức văn hóa giao tiếp trong thi hành công vụ của công chức và các điều kiện đảm bảo chi thi hành công vụ. (Điều 74, khoản 2, Luật công chức 2008)
Thanh tra Bộ, Thanh tra sở, Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thanh tra việ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức (Điều 75, khoản 1, Luật công chức 2008)
Như vậy có hiểu Thanh tra công vụ là:
- Hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý
- Của cơ quan nhà Nước có thẩm quyền: (Chủ thể)
o Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện, Thanh tra Bộ, Thanh tra sở (thanh tra hành chính)
o Thanh tra Bộ Nội Vụ, Thanh tra Sở Nội Vụ. (thanh tra chuyên ngành)
- Đối với:
o Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của công chức theo quy định của Luật công chức 2008 và các quy định có liên quan.
o Việc tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển, biệt phái, miễn nhiệm, đánh giá, thôi việc, nghỉ hưu, khen thưởng, xử lý kỷ luật công chức, đạo đức văn hóa giao tiếp trong thi hành công vụ của công chức và các điều kiện đảm bảo chi thi hành công vụ.
- Đối tượng: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Mối quan hệ: Thanh tra công vụ không hoàn toàn là thanh tra hành chính mà cũng không hoàn toàn là thanh tra chuyên ngành.
Thanh tra công vụ liên quan đến thành tra hành chính ở điểm: Đó là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý của Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện, Thanh tr Bộ , Thanh tra sở với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, của cán bộ công chức theo quy định của Luật công chức 2008 và các quy định khác có liên quan.
Thanh tra công vụ liên quan đến thanh tra chuyên ngành ở điểm: Đó là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý của Thanh tra Bộ, Thanh tra sở (Cụ thể ở Thanh tra công vụ là thanh tra Bộ Nội Vụ, Thanh tra sở Nội Vụ) đối với việc tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển, biệt phái, miễn nhiệm, đánh giá, thôi việc, nghỉ hưu, khen thưởng, xử lý kỷ luật công chức, đạo đức văn hóa giao tiếp trong thi hành công vụ của công chức và các điều kiện đảm bảo chi thi hành công vụ của cơ quan tổ chức trong ngành, lĩnh vực.
Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước. (Điều 3, khoản 8, Luật thanh tra 2010). Loại hình thanh tra này không mang tính quyền lực nhà Nước cho nên không xem xét nhiều ở khi phân biệt các loại hình thanh tra theo pháp luật hiện hành.
Như vậy, trong các quy định của hệ thống pháp luật hiện hành và thực tiễn hiện nay về mô hình tổ chức và hoạt động Thanh tra các Bộ, ngành rất phức tạp; còn chưa có sự thống nhất hoàn toàn điều này có ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà Nước.
Câu 2:
Công vụ là hoạt động do công chức nhân danh nhà Nước thực hiện theo các quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân và xã hội.
Thanh tra công vụ là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan nhà Nước có thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của cán bộ công chức (theo quy định của Luật công chức 2008 và các quy định có liên quan); việc tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển, biệt phái, miễn nhiệm, đánh giá, thôi việc, nghỉ hưu, khen thưởng, xử lý kỷ luật công chức, đạo đức văn hóa giao tiếp trong thi hành công vụ của công chức và các điều kiện đảm bảo chi thi hành công vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thanh tra công vụ có các đặc điểm sau:
- Thanh tra công vụ gắn liền với hoạt động công vụ
- Chủ thể của thanh tra công vụ là Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở, Thanh tra tỉnh, Thanh Tra huyện.
- Hoạt động thanh tra công vụ được tiến hành theo trình tự thủ tục pháp luật quy định.
- Hoạt động thanh tra công vụ mang tính thường xuyên, liên tục.
No comments:
Post a Comment