Monday, April 16, 2012

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TRA

I.     KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THANH TRA
1.            Khái niệm và đặc điểm của thanh tra
-               Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà Nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn, của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà Nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên nghành.
-               Thanh tra hành chính là hoạt động của cơ quan nhà Nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
-               Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà Nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực đó.
2.            Đặc điểm của thanh tra
-               Tính quyền lực nhà Nước
-               Tính khách quan
-               Tính độc lập tương đối
-               Thanh tra luôn gắn với quản lý nhà Nước
3.            Vai trò ý nghĩa của công tác thanh tra
-               Thức nhất: Thanh tra là phương thức đảm bảo trật tự, kỷ cương trong quản lý, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
-               Thứ hai: Việc thanh tra còn nhằm mở rộng và bảo đảm quyền dân chủ cho nhân dân được thực thi một cách nghiêm minh.
-               Thứ ba: Thực hiện tham mưu cho các cấp chính quyền trong giải quyết khiếu nại hành chính, nhất là trong việc thực hiện nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc các cấp, các ngành trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
4.            Ý nghĩa của thanh tra
-               Bảo vệ mục đích của quản lý nhà Nước, tạo điều kiện cho công dân thực hiện các quyền của mình trên thực tế.
5.            Hình thức và phương pháp thanh tra
-               Hình thức thanh tra: Là những biểu hiện bên ngoài của hoạt động thanh tra.
-               Căn cứ vào phạm vi thanh tra:
o             Thanh tra diện rộng
o             Thanh tra diện hẹp (chuyên đề, vụ việc)
-               Căn cứ vào chương trình thanh tra:
o             Thanh tra theo kế hoạch
o             Thanh tra thường xuyên
o             Thanh tra đột xuất
-               Căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ của hoạt động thanh tra:
o             Thanh tra kinh tế xã hội: Là hình thức thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong lĩnh vực kinh tế, xã hội nhằm kịp thời pháp hiện, chấn chỉnh những yếu kém, sai phạm để nâng cao hiệu lực và hiểu quả quản lý nhà Nước về kinh tế xã hội.
o             Thanh tra việc giải quyết khiếu nại tố cáo: Là hình thức thanh tra được tiến hành đối với cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. tố cáo để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những yếu kém, sai phạm trong công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà Nước.
o             Thanh tra công vụ: Là hình thức thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật luân luân gắn liền với cơ quan , người có thẩm quyền để kịp thời pháp hiện, chấn chỉnh những yếu kém sai phạm của đối tượng quản lý nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
6.            Phương pháp thanh tra
-               Khái niệm: Phương pháp thanh tra là cách thức, biện pháp mà cơ quan, người có thẩm quyền sử dụng để thực hiện hoạt động thanh tra nhằm đạt được mục đích đề ra.
o             Thu thập thông tin, hồ sơ tài liệu các giấy tờ liên quan
o             Nghiên cứu, so sánh, thống kê các dữ liệu liên quan
o             Thu thập ý kiến từ các tổ chức, cơ quan, cá nhân
o             Tham vấn ý kiến các nhà chuyên môn
o             Thuyết phục đối tượng thanh tra tích cực hợp tác với chủ thể thanh tra
o             Chất vấn đối tượng thanh tra.
o             Xử lý kịp thời, đúng pháp luật những hành vi gây cản trở đến hoạt động thanh tra.
7.            Công cụ thanh tra
-               Công cụ thanh tra là những phương tiện mà các chủ thể thanh tra sử dụng để thực hiện hoạt động thanh tra mà nếu thiếu các công cụ này thì hoạt động thanh tra không có kết quả.
o             Văn bản pháp luật
o             Kết hoạch thanh tra
o             Hồ sơ, tài liệu vụ việc
o             Biên bản, mẫu văn bản trong quá trình thực hiện thanh tra
8.            Mối quan hệ và sự khác biệt giữa hoạt động thanh tra và kiểm tra, giám sát.
-               Về chủ thể
-               Về hoạt động
II.  HOẠT ĐỘNG THANH TRA
1.    Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thanh tra
-               Nguyên tắc trong hoạt động thanh tra là những tư tưởng chủ đạo, những tiêu chuẩn hành động mà các cơ quan nhà Nước, các tổ chức, công dân cũng như đối tượng của thanh tra phải tuân theo trong quá trình thanh tra.
o     Bảo đảm pháp chế trong việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của hoạt động thanh tra
o     Bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực của hoạt động thanh tra
o     Bảo đảm tính dân chủ, công khai trong hoạt động thanh tra
o     Bảo đảm tính trách nhiệm trong việc phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, cá nhân thanh tra.
2.    Các giai đoạn trong hoạt động thanh tra
-               Chuyển bị thanh tra
o     Khảo sát, năm bắt tình hình để quyết định thanh tra
o     Ra quyết định thanh tra
o     Xây dựng phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra
o     Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo
o     Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra
o     Chuyển bị các điều kiện cần thiết khác
-               Tổ chức thực hiện thanh tra
o     Công bố quyết định thanh tra
o     Thu thập, kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra.
-               Kết thúc thanh tra
o     Báo cáo kết quả thanh tra
o     Đưa ra kết luận thanh tra
o     Công bố kết luận thanh tra
o     Hoàn tất và bàn giao hồ sơ thanh tra
3.    giám sát, kiểm tra hoạt động đoàn thanh tra
-               giám sát hoạt động thanh tra
o     Mục đích giám sát
o     Nguyên tắc giám sát
o     Người giám sát và người được giám sát
o     Nội dung giám sát
o     Nhiệm vụ quyền hạn của người giám sát
o     Quyền và nghĩa vụ của người được giám sát
o     Xử lý kết quả giám sát
-               Kiểm tra hoạt động đoàn thanh tra
o     Mục đích kiểm tra
o     Nguyên tắc kiểm tra
o     Người kiểm tra và người được kiểm tra
o     Thời hạn kiểm tra
o     Nhiệm vụ, quyền hạn của người kiểm trâ
o     Quyền và nghĩa vụ của người được kiểm tra
o     Xử lý kết quả kiểm tra
III.        ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TRA
1.    Mục đích yêu cầu đánh giá kết quả hoạt động thanh tra
·      Mục đích đánh giá kết quả hoạt động thanh tra
-               Đánh giá kết quả hoạt động thanh tra để biết được chất lượng, hiệu quả của từng hoạt động thanh tra
-               Đánh giá kết quả hoạt động thanh tra để biết được tác động của hoạt động thanh tra đối với xã hội
o     Về chính trị
o     Về kinh tế
o     Về xã hội
o     Về pháp luật và quản lý nhà Nước
-               Đánh giá kết quả hoạt động thanh tra để thông qua đó đánh giá năng lực, trình độ, ý thức, trách nhiệm của các cán bộ, công chuwsca thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
-               Đánh giá kết quả hoạt động thanh tra để thông qua đó tổng kết, rút kinh nghiệm, khen thưởng, kỷ luật
·      Yêu cầu đánh giá kết quả hoạt động thanh tra
-               Bảo đảm tính toàn diện
-               Bảo đảm tính chính xác
-               Bảo đảm tính khách quan
-               Bảo đảm tính công bằng
-               Bảo đảm tính công khai, dân chủ
2.    Căn cứ đánh giá vào kết quả hoạt động thanh tra
-               Mục đích của hoạt động thanh tra
-               Yêu cầu của hoạt động thanh tra
-               Thời hạn của hoạt động thanh tra
-               Hiệu quả, tác động của hoạt động thanh tra
-               Quy định của pháp luật, quy chế hoạt động thanh tra
3.    Đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra
-               Về ưu điểm, nhược điểm
-               Về chất lượng
-               Về hiệu quả
-               Về tác động: kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật và quản lý nhà nước
IV.        SỰ THAM GIA CỦA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI VÀO HOẠT ĐỘNG THANH TRA
1.    Cơ sở pháp lý cho việc tham gia của các tổ chức xã hội, phương tiện thông tin đại chúng vào hoạt động thanh tra.
2.    Phương pháp, hình thức huy động sự tham gia của xã hội vào hoạt động thanh tra
-               Huy động quần chúng nhân dân cùng tham gia vào việc thực hiện giám sát hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước
-               Thực hiện và mở rộng quy chế dân chủ cơ sở
-               Tiếp tục hoàn thiện cơ chế hoạt động của các hiệp hội
-               Thiết lập cơ chế giám sát hỗn hợp giữa cơ quan Đảng, cơ quan nhà Nước với các tổ chức chính trị xã hội.
3.    Mối quan hệ giữa cơ quan thanh tra và cơ quan truyền thông trong quá trình thực hiện công tác thanh tra
-               Mối quan hệ giữa cơ quan thanh tra và cơ quan báo chí, truyền thông
-               Mối quan hệ giữa cơ quan thanh tra với cơ quan xuất bản
4.    Phân biệt thanh tra với kiểm tra giám, giám sát.
a, Kiểm tra
-               Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá nhận xét
-               Về chủ thể rất đa dạng: thủ trưởng cơ quan, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan khác.
-               Nội dung: Có nội dung rộng hơn thanh tra, có thể là sự xem xét thực tế đánh giá nhận xét của bất kỳ cá nhân nào khác trong xã hội.
-               Điểm chung:
o     Chủ thể đều là cơ quan nhà nước có thẩm quyền
o     Quan hệ giữa thanh tra và kiểm tra là quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
o     Kiểm tra bao hàm thanh tra, hay thanh tra là một loại hình đặc biệt của kiểm tra.
-               Theo nghĩa hẹp: Thanh tra lại bao hàm kiểm tra: kiểm tra sổ sách, giấy tờ, tài liệu,…
-               Theo cấp bậc kiểm tra, thanh tra quy mô và yêu cầu khác nhau về mục đích và phương pháp thự hiện
o     Kiểm tra xem sự việc có diễn ra đúng với quy tắc mệnh lệnh quản lý hay không.
o     Kiểm tra gắn liền với một hoạt động của một tổ chức, 1 cá nhân (cb,cc) , mà không phân biệt cấp độ nào theo một số hướng.
o     Kiểm tra kết quả cuối được đánh giá thực tế của hoạt động theo kế hoạch đặt ra.
o     Về quản lý chung: Kiểm tra hướng đến sự xem xét hợp lý hay không hợp lý và khả năng thực hiện trong thực tế.
-               Đặc trưng của kiểm tra:
o     Chủ thể đa dạng
o     Chủ thể thể hiện dưới nhiều hình thức
o     Là hoạt động thường xuyên: theo kế hoạch hàng ngày, hàng giờ.
b, Hoạt động thanh tra với hoạt động giám sát
-               Sự theo dõi, xem xét làm đúng hoặc sai những điều quy định, theo dõi vụ kiểm tra xem có thực hiện đúng những quy định hay không.
-               Giám sát luôn gắn với một chủ thể nhất định
-               Giám sát luôn gắn với một đối tượng cụ thể: giám sát ai?, giám sát việc gì?
-               Khác với kiểm tra giám sát không tự mình giám sát hoạt động của mình mà là hoạt động của chủ thể HT đối với đối tượng thuộc hệ thống khác ( không nằm trong hệ thống phụ thuộc lẫn nhau)
-               Trong hoạt động giám sát chủ thể, đối tượng, nội dung, tính chất đều đa dạng. Giasm sát hoạt động của BMNN, giám sát một công trình, giám sát kỹ thuật,..
-               Các loại giám sát:
o     Mang tính quyền lực: QH, HĐND, tài phán.
o     Không mang tính quyền lực: gs của các tổ chức chính trị xã hội,.. nhằm động viên, tham gia giám sát với nhân dân, biểu dương, khen thưởng,..
o     Giám sát của nhân dân với BMNN (Điều 2 HP)
o     Xem xét đánh giá phẩm chất của các đại biểu dân cử
o     Tham gia trực tiếp quản lý nhà nước và xã hội
o     Thực hiện quyền khiếu nại tố cáo của công dân
c, Thanh tra với hoạt động kiểm sát
-               Là việc theo dõi kiểm tra xem việc thực hiện có đúng với những quy định hay không hoặc là trông nom công việc có tốt không
-               Là một trong những chức năng cơ bản của HTCQNN, VKS ND các cấp
o     Kiểm tra giám sát hoạt động điều tra hoạt động của tòa án nhân dân
o     Kiểm tra giám sát hoạt động thi hành án của cơ quan thi hành án
o     Giám sát thông qua thẩm quyền tài phán của tòa hành chính.
à Kiểm sát là chỉ chức năng của VKS trong việc kiểm sát, giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan tư pháp trong hoạt động điều tra., trong truy tố, xét xử, thi hành án.
Ví dụ: Mối quan hệ giữa cơ quan thanh tra, kiểm tra, VKS trong việc phòng chống tham nhũng do các VBL quy định:
-               Luật Thanh tra 2010; Bộ luật tố tụng hình sự 2003.
-               Luật phòng chống tham nhũng 2005
-               Nghị định 120/2006 NĐ/CP ngày 20/10/2006
-               Thông tư liên tịch 03/TTLT,…
Về quan hệ phối hợp:
o     Phối hợp theo vụ việc
o     Phối hợp chung
à Việc phân định hoạt động TT,KT,GS về mặt lý luận nhằm giải quyết, lý giả các vấn đề đặt ra từ thực tiễn, tổ chức bộ máy nhà nước với chức năng cơ bản của chúng.
-               Thực tế có hai loại hình kiểm tra rất gần gũi với hoạt động thanh tra, có loại hình bản chất là kiểm tra nhưng gọi là thanh tra.
-               Giữa thanh tra và kiểm sát có điểm trùng lặp: về phạm vi, đối tượng thanh tra, phương pháp, cách thức thanh tra.

No comments:

Post a Comment