Tuesday, September 11, 2012

CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP VÀ ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG


CHƯƠNG IX

CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP VÀ ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG

I. ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

1. Chế độ pháp lý đất ở tại nông thôn

1.1. Khái niệm

Đất ở nông thôn là đất được xác định chủ yếu để xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ cho đời sống của gia đình (bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt).


1.2. Các quy định trong việc sử dụng đất ở nông thôn

Việc sử dụng đất ở nông thôn phải tuân thủ các quy định sau:

- Phải theo quy hoạch, thuận tiện cho việc sản xuất, đời sống của nhân dân và quản lý xã hội.

- Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người sống ở nông thôn có chổ ở, trên cơ sở tận dụng đất ở những nơi khu dân cư có sẳn.

- Hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp.

- Định hình khu dân cư liền vùng, còn đối với quy hoạch đất khác theo từng quỹ đất của địa phương.

1.3. Thẩm quyền giao đất ở nông thôn

Luật đất đai 2003 quy định thẩm quyền giao đất ở nông thôn như sau:

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định hạn mức giao đất khu dân cư nông thôn. - Trên cơ sở đó, ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giao đất cho các hộ gia đình và cá nhân làm nhà ở.
1.4. Điều kiện để được giao đất ở nông thôn


Chỉ giao đất ở cho những hộ gia đình có nhu cầu đất ở với những điều kiện sau:

- Có hộ khẩu thường trú tại nơi xin cấp đất ở.

- Trong gia đình có thêm một cặp vợ chồng hình thành gia thất riêng.

- Diện tích đất ở tính theo đầu người trong hộ dưới 80% mức bình quân đất của địa phương.

Những hộ gia đình có đủ những điều kiện trên, muốn xin đất làm nhà ở phải làm đơn (có xác nhận của ủy ban nhân dân xã sở tại) gửi các cơ quan chức năng xét, giải quyết.

1.5. Hạn mức đất ở nông thôn

* Luật Đất đai năm 1988:

- Vùng đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng miền Trung từ Thanh Hoá đến Ninh Thuận: 200 m2.

- Trung du Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long: 300 m2.

- Miền núi và Tây Nguyên: 400 m2.

Đối với những vùng nhân dân có tập quán nhiều thế hệ cùng chung sống trong một hộ hay ở nơi phải giao đất ở vào đất quanh năm ngập nước thì Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) có thể quy định mức đất cao hơn, nhưng nói chung không vượt quá 1.5 lần. Trong trường hợp cá biệt không được vượt quá hai lần mức đất ở được quy định cho từng vùng ở trên.

* Luật Đất đai 1993, 1998, 2001, 2003:

- Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức đất mà mỗi hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng để ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.
- Đối với những nơi có tập quán sống nhiều thế hệ cùng một hộ hoặc có điều kiện tự nhiên đặc biệt thì mức đất ở có thể cao hơn nhưng tối đa không vượt quá hai lần mức quy định đối với vùng đó.

2. Chế độ pháp lý đất ở đô thị

2.1. Khái niệm

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều tiêu chuẩn khác nhau khái niệm chung về đô thị và đất ở đô thị. Ở Thụy Điển, Na Uy thì khẳng định đô thị là một đơn vị hành chính có ít nhất 200 người trở lên, ở Nigeria là 20.000 người, ở Nhật Bản là 30.000 người và đa số các nước đều chọn quy mô dân số ít nhất là 200 đến 500 người.

Cùng với tiêu chuẩn dân số còn có các tiêu chuẩn khác như: mật độ dân số, tỷ lệ dân cư phi nông nghiệp, các cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, hoạt động kinh tế và điều kiện sống ở đô thị. Còn ở Việt Nam thì quan niệm đô thị như thế nào ?

Theo từ điển Bách khoa, tập I (trang 815), đô thị được khái niệm là: “Không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kỹ thuật phi nông nghiệp” và “đất ở tại đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt”.

2.2. Các quy định trong việc sử dụng đất đô thị

Điều 84 Luật Đất đai quy định về đất ở tại đô thị như sau:

- Đất ở tại nội thành, nội thị xã, thị trấn là đất dùng để xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ nhu cầu ở và khuôn viên nếu có phù hợp với quy hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Nhà nước có quy hoạch sử dụng đất để xây dựng nhà ở tại đô thị, có chính sách tạo điều kiện để những người sống tại đô thị có chỗ ở. Những nơi có quy hoạch làm nhà ở thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc giao đất theo quy định của Chính phủ.

- Tất cả nhà ở và đất ở tại đô thị phải được đăng ký, chủ sở hữu hợp pháp được cấp

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và nhà ở.

Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà ở mà Nhà nước đang quản lý do trước đây thực hiện chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa về nhà đất. Nhà nước khoõng thừa nhận việc đòi lại đất ở mà trước đây Nhà nước đã giao cho người sử dụng do thực hiện chính sách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Cá nhân nước ngoài định cư tại Việt Nam được sở hữu một nhà ở do bản thân và các thành viên trong gia đình họ trên đất ở thuê của Nhà nước Việt Nam, trong thời gian định cư tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác. Cá nhân nước ngoài định cư ở Việt Nam được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở nếu nhà ở đó có nguồn gốc hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Chủ sở hữu nhà ở là cá nhân nước ngoài định cư ở Việt Nam có quyền sử dụng, bán, cho, tặng, để thừa kế nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam và có nghĩa vụ đăng ký quyền sở hữu nhà ở tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và nộp các khoản thuế, lệ phí theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân làm nhà ở tại đô thị thực hiện theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê ủửụùc quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trong trường hợp chưa có đủ điều kiện để giao đất theo dự án thì ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quỹ đất của địa phương mình quy định mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở theo đúng quy hoạch đô thị và tiêu chuẩn thiết quy hoạch xây dựng đô thị.

Hạn mức để giao đất làm nhà ở tại đô thị ở trên chỉ áp dụng cho những trường hợp giao đất làm nhà ở mới, không áp dụng cho những trường hợp đang sử dụng đất có trước ngày 26/02/2000.

2.3. Thẩm quyền giao đất ở đô thị

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định kế hoạch giao đất ở đô thị.

- Trên cơ sở đó, ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giao đất cho các hộ gia đình và cá nhân làm nhà ở.

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao đất ở hoặc cho thuê đất ở tại đô thị trong các trường hợp sau đây:

+ Giao đất ở cho tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê;

+ Cho thuê đất ở thu tiền thuê đất hàng năm đối với người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, tổ chức, cỏ nhân nước ngoài thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê;

+ Cho thuê đất ở thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cỏ nhân nước ngoài thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê theo quy định của Chính phủ.

2.4. Hạn mức đất ở đô thị

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở.

3. Chế độ pháp lý đất xây dựng khu chung cư

3.1. Khái niệm

Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực kinh tế nông nghiệp sang khu vực kinh tế công nhân và dịch vụ. Trong quá trình này chắc chắn sẽ dẫn tới vấn đề tăng trưởng dân số (đặc biệt là tăng cơ học) của lao động ở khu vực nông thôn ra thành thị, đồng thời cũng di chuyển những lao động có trình độ ở những khu vực ít phát triển sang khu vực phát triển hơn, có nhiều cơ hội hơi. Vì vậy quỹ đất ở sẽ bị hạn chế về nhiều mặt và giải pháp xây dựng chung cư là hiệu quả và thiết thực nhất.

Đất xây dựng khu chung cư được hiểu là quỹ đất dành để xây dựng nhà chung cư, xây dựng các công trình trực tiếp phục vụ đời sống của những hộ trong nhà chung cư theo quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.

3.2. Một số quy định về sử dụng đất chung cư

Ðiều 85 Luật Đất đai quy định về đất xây dựng khu chung cư nh- sau:

- Ðất khu chung cư bao gồm đất để xây dựng nhà chung cư, xây dựng các công trình trực tiếp phục vụ đời sống của những hộ trong nhà chung cư theo quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
- Việc quy hoạch đất xây dựng khu chung cư phải bảo đảm đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, bảo vệ môi trường.

- Chính phủ quy định cụ thể về chế độ sử dụng đất khu chung cư.

4. Chế độ pháp lý đất sử dụng để chỉnh trang phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn

4.1. Khái niệm

Lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta là lịch sử 4000 năm của nền văn minh lúa nước, lịch sử của 4000 năm hình thành các cụm, điểm dân cư ven các con sông, các khu vực thuận lợi cho sản xuất. Vì các điểm dân cư hình thành từ quá lâu nên vấn đề quy hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của quá trình đô thị hóa đất nước đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ và ngày càng rộng. Chính vì thế việc chỉnh trang phát triển đô thị và các khu dân cư là cần thiết nhằm quy hoạch lại các khu vực đô thị và nông thôn theo hướng hiện đại, tiện nghi và đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn những yêu cầu sinh sống của người dân. Chúng ta hiểu đất sử dụng để chỉnh trang phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn như sau:

- Ðất sử dụng để chỉnh trang, phát triển đô thị bao gồm đất chỉnh trang khu vực nội thành, nội thị hiện có; đất được quy hoạch để mở rộng đô thị hoặc phát triển đô thị mới.

- Ðất sử dụng để chỉnh trang, phát triển khu dân cư nông thôn bao gồm đất chỉnh trang trong khu dân cư hiện có, đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích.

4.2. Một số quy định về đất để chỉnh trang phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn

Quy đinh tại Điều 86 như sau:

- Việc sử dụng đất để chỉnh trang, phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được xét duyệt và các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức việc lập và giao cho tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư để chỉnh trang hoặc xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới. Ðất cho các dự án này phải được phân bổ đồng bộ trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho toàn khu vực, bao gồm đất sử dụng để xây dựng kết cấu hạ tầng, đất ở, đất xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh. Ðất cho dự án chỉnh trang, xây dựng khu đô thị, khu dân cư nông thôn mới bao gồm đất để mở rộng, xây dựng đường và đất hai bên đường phù hợp với yêu cầu bảo đảm cảnh quan đô thị hiện đại.

- Cộng đồng dân cư xây dựng, chỉnh trang các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp hoặc Nhà nước hỗ trợ thì việc tự nguyện góp quyền sử dụng đất, bồi thường hoặc hỗ trợ do cộng đồng dân cư và người sử dụng đất đó thỏa thuận.

Điều 82 Nghị Định 181 CP, để chỉnh trang, phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn như sau:

- Diện tích đất phải thu hồi để chỉnh trang, phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn phải được thể hiện trong quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, phải được xác định cụ thể và công bố công khai tại điểm dân cư nơi có đất bị thu hồi tại thời điểm và theo thời hạn công bố quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết.

Đối với quy hoạch mở rộng hoặc xây dựng mới các tuyến đường giao thông đô thị và khu dân cư nông thôn thì phải xác định rõ diện tích đất sử dụng để làm đường và diện tích đất hai bên đường sẽ thu hồi để khai thác quỹ đất, tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường.

- Diện tích đất phải thu hồi để thực hiện quy hoạch chỉnh trang, phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn nhưng chưa có quyết định thu hồi để thực hiện quy hoạch thì người đang sử dụng đất được tiếp tục sử dụng theo đúng mục đích đã được xác định, không được chuyển mục đích sử dụng đất, không được xây dựng mới hoặc mở rộng các công trình hiện có; trường hợp có nhu cầu sửa chữa thì phải chấp hành đúng quy định của pháp luật về xây dựng đối với khu vực đất đã quy hoạch.

PHẦN II. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG

Đất chưa sử dụng là loại đất chưa xác định được mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng và chủ thể sử dụng.

Đất chưa sử dụng thuộc vốn đất dự trữ của Nhà nước, là nguồn bổ sung cho đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất đô thị, đất khu dân cư nông thôn và đất chuyên dùng. Vì vậy, Chính phủ cần quản lý chặt chẽ, có kế hoạch đưa dần loại đất này vào các mục đích thích hợp, tránh tình trạng sử dụng đất tùy tiện, lãng phí bằng cách lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và có chính sách khuyến khích tạo điều kiện để các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cải tạo đất để sử dụng vào các mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và các mục đích thích hợp khác.

Hiện nay diện tích đất chưa sử dụng ở nước ta năm 2000 là 10.027.265 ha chiếm

30,45% tổng diện tích đất tự nhiên. Bao gồm phần lớn là đất đồi núi trọc hoặc các loại đất chua phèn. Phân bổ tập trung ở bốn vùng chính là trung du, miền núi phía Bắc; khu bốn; duyên hải miền trung và Tây nguyên.
Đất chưa sử dụng là loại đất độc lập trong thành phần quỹ đất đai thống nhất của Nhà nước. Đất chưa sử dụng được hiểu bao gồm phần lớn đất đai thực sự chưa sử dụng; còn một phần nhỏ được giao để sử dụng tạm thời. Trong thực tế hiện nay, nếu hiểu theo nghĩa rộng trên phạm vi cả nước thì đất chưa sử dụng là vùng đất di dân từ nơi khác đến xây dựng các vùng kinh tế mới. Còn nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì ở mỗi địa phương đất chưa sử dụng nằm xen lẫn với đất đang sử dụng vì vậy có thể tận dụng đất chưa sử dụng để giải quyết các nhu cầu tại chổ của địa phương.

1. Quản lý đất chưa sử dụng

Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý chặt chẽ quỹ đất chưa sử dụng và việc đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng tại địa phương theo quy định sau:
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm quản lý, bảo vệ đất chưa sử dụng tại địa phương và đăng ký vào hồ sơ địa chính.

+ Khi thống kê, kiểm kê đất đai thì đất chưa sử dụng được chia thành ba (03) loại gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây.

Đối với mỗi loại đất cần xác định rõ diện tích đất mà Nhà nước chưa đưa vào sử dụng nhưng đang bị bao chiếm trái pháp luật.

+ Khi thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai cần xác định rõ diện tích đất đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất nhưng đang trong tình trạng hoang hoá để thu hồi, bổ sung vào quỹ đất chưa sử dụng của địa phương.

+ Khi lập quy hoạch sử dụng đất phải xác định rõ quỹ đất chưa sử dụng sẽ được đưa vào sử dụng trong kỳ quy hoạch đó; khi lập kế hoạch sử dụng đất phải xác định rõ tiến độ hàng năm đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng.

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo chưa có người ở.

2. Sử dụng đất chưa sử dụng

2.1. Ðưa đất chưa sử dụng vào sử dụng

Quy định ở điều 104 như sau:

- Căn cứ vo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, Ủy ban nhân dân các cấp có kế hoạch đầu tư, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất để đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng:

- Nhà nước khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận và đầu tư để đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng.

- Ðối với diện tích đất được quy hoạch sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì ưu tiên giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất.

2.2. Các biện pháp đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng theo kế hoạch sử dụng đất đất được xét duyệt


Để quản lý, sử dụng và khai thác tốt quỹ đất chưa sử dụng cần thiết phải có các biện pháp nhất quán, cụ thể Luật đất đai quy định các biện pháp đó là:
- Giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với đất chưa sử dụng tại vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng cao, vùng nhiều đất nhưng ít dân cho đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị thanh niên xung phong, tổ chức kinh tế để khai hoang đưa vào sử dụng.

- Giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp tại địa phương mà chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất để cải tạo, sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối theo hạn mức giao đất quy định tại Điều 70 của Luật Đất đai.

Trường hợp vượt hạn mức giao đất theo quy định thì hộ gia đình, cá nhân phải thu đất đối với diện tích đất vượt hạn mức.


- Cho thu đất chưa sử dụng đối với hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp tại địa phương vá các địa phương khác để cải tạo, sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối.
- Giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thu đất chưa sử dụng đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cho thu đất đối với tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư sản xuất kinh doanh nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp.

- Nhà nước có chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng đối với vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng cao, vùng nhiều đất nhưng ít dân, vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn để thực hiện kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp.

Nhà nước có chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thu đất đối với trường hợp giao đất, cho thu đất chưa sử dụng để cải tạo đưa vào sử dụng.

3. Đất tự khai hoang, đất chưa sử dụng bị bao chiếm:

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang mà đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đẫ được xét duyệt, không có tranh chấp, sử dụng đất có hiệu quả thì được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất trong hạn mức giao đất nông nghiệp; nếu vượt hạn mức đã tính thêm thì phải chuyển sang thu đất đối với diện tích vượt hạn mức. Tất cả các trường hợp đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất phi nông nghiệp do tự khai hoang thì việc công nhận quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 50 của Luật Đất đai.

- Tổ chức đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang thì việc công nhận quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định tại Điều 49 của Nghị định này.

- Tổ chức đang sử dụng đất phi nông nghiệp do tự khai hoang thì việc công nhận quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định tại các Điều 51, 52 và 53 của Nghị định này.

- Trường hợp đất chưa sử dụng bị bao chiếm nhưng không đầu tư cải tạo để đưa vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất./.

1 comment: