Tuesday, February 26, 2013

Giáo Dục Ở Việt Nam Đôi Điều cảm nhận


Bản thân tôi không phủ nhận  những thành tích và những truyền thống có bề dày của lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam, tuy nhiên hiện nay giáo dục càng ngày càng có vấn đề hơn. Đây là một lĩnh vực có vai trò quan trọng đối vơi tương lai của cả một đất nước nhưng tại sao giáo dục ở Việt Nam vẫn mang nặng tính hình thức, đơn điệu và dường như đang được đào tạo một cách máy móc và cơ chế.

Nguyên nhân sâu xa có lẽ bắt nguồn từ chính tư duy của người Á Đông nhưng cũng không phải là tất cả vì ở Á Châu vẫn có nhưng nước cường quốc mạnh mẽ như Nhật, Hàn, Singapore. Lối tư duy máy móc thiếu đi sức sáng tạo của chúng ta đã và đang nhào nặn ra một thế hệ khập khiễng không ăn khớp với thời đại, không đáp ứng kịp thời các nhu cầu của xã hội, của đất nước. Cũng đơn giản để có thể hiểu tại sao người dân chúng ta cứ muốn cho con cháu mình phải vào được đại học, các trường học thì cứ thành lập và đào tạo theo kiểu tuyển sinh thật nhiều để thu cũng thật nhiều  tiền chứ chưa quan tâm xem đào tạo ra cái gì. Sự khập khiễng ở đây là nguồn nhân lực có chất lượng ở các cơ quan nhà nước, các công ty,..luôn thiếu mà nhân lực đào tạo ra trường lại không đáp ứng được nhu cầu ấy. Vậy phải chăng mục đích của giáo dục đã không đạt được, cái có được chỉ là danh vọng và thành tích hoàn toàn mang tính hình thức bên ngoài. Liệu giáo dục nước nhà có biến chuyển theo hướng tích cực hay không vẫn là vấn đề rất khó, nhưng có lẽ thực tế ấy cho thấy nó cần phải cải tổ lại gần như toàn bộ.
Một ý tưởng nhỏ: Gíao dục của chúng ta trong thời đại dân chủ hóa cao hoạt động trong cơ chế hành chính đang đổi mới mà mọi cá nhân, tổ chức nên coi nhau là những đối tác, là khách hàng của nhau. Điều đó có nghĩa là cần phải có sự liên kết trước khi đào tạo, phải có sự phân tích, dự báo trước khi tuyển sinh chứ không ồ ạt tuyển sinh và thành lập trường triền miên như hiện nay. Các tổ chức nhà nước, các công ty sẽ là khách hàng và là đối tác của các cơ sở giáo dục, và người học. Các cơ sở giáo dục sẽ đào tạo ra thế hệ mới theo yêu cầu của khách hàng, như vậy thỏa mãn cả hai bên mà không gây ra sự khập khiễng nguồn nhân lực như đã nói.
Chúng ta cũng cần phải xem xét và thắt chặt lại đầu ra của giáo dục Đại Học giống như các nước có tiên tiến như Hoa Kỳ, Anh, Pháp,..trong khi hiện nay giáo dục nước ta lại làm ngược lại là thắt chặt đầu vào nhưng đầu ra lại đơn giản. Phải chăng đây là lối tư duy không khoa học trong thời buổi hiện đại….
Còn nữa

No comments:

Post a Comment